Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 đến 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 19/11/2012
Ngày có hiệu lực 19/11/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN 2016 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tuyên tuyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012; Công văn số 2717/LĐTBXH-PC ngày 08 tháng 8 năm 2012 ca Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục thực hiện Đề án 31 đến năm 2016, y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phbiến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 đến 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sdụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đối với các loại hình doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hiểu biết và tạo sự chuyển biến về nhận thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

- Phấn đấu đến năm 2016 đạt các mục tiêu cụ thể: có 95% người sử dụng lao động và 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; có 100% lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân của người lao động như Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, Luật Lao động của nước sở tại.

- Bình quân hàng năm có khoảng 1.000 người sử dụng lao động và trên 15.000 người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động.

2. Yêu cầu

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải đảm bảo tính truyền thông cho các đối tượng người sử dụng lao động và người lao động, chú trọng phổ biến các quy đnh pháp luật cụ thể gắn với hoạt động và quyền lợi của người lao động.

- Phát huy có hiệu quả các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khai thác tốt tủ sách pháp luật.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh đến huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp trong quá trình tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

- Các hoạt động được triển khai thực hiện phải sát với nội dung hoạt động của Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009.

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội dung trọng tâm, trọng đim các quy định của Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất - kinh doanh, ưu tiên doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ, sử dụng nhiều lao động...

- Huy động, sdụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp đthực hiện Kế hoạch; lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với việc thực hiện các chương trình, dự án đang triển khai ở các ngành, cơ quan liên quan...

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

- Các cơ quan tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

- Các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn giáo dục pháp luật, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên lao động cấp huyện, thị xã, thành phố.

- Người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác...

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Triển khai Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/04/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về việc triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012 được ban hành theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2016.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của hp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp.

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, phóng sự, tiểu phẩm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh...

2. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp bằng cách xác định rõ vị trí, phát huy vai trò của từng tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động.

[...]