Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 39-KH/TU thực hiện Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2022
Ngày có hiệu lực 19/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 19 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 39-KH/TU NGÀY 30/11/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 92-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

Thực hiện Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 30/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 và Kết luận số 92-KL/TW nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cơ quan, đơn vị, địa phương về vị trí, vai trò của chính sách xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

2. Thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách xã hội ở tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh và phát triển hệ thống chính sách xã hội toàn diện; đặc biệt quan tâm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều, các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện, bao trùm, bền vững. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản, tối thiểu cho người dân về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của người dân.

3. Xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ chung

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết số 15-NQ/TW, Kết luận số 92-KL/TW và Kế hoạch số 39-KH/TU đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách xã hội của Trung ương, địa phương đáp ứng nhu cầu cơ bản các nhóm đối tượng yếu thế và cộng đồng dân cư tại các khu vực thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công với cách mạng, phúc lợi xã hội cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó:

- Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết về an sinh xã hội.

- Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, triển khai các dự án tạo việc làm, chú ý khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, khu vực được Nhà nước thu hồi đất để triển khai các công trình, dự án; làm tốt công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức triển khai, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; bảo đảm cho người có công và gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư trên cùng địa bàn.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều, nhất là khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển.

- Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực, mua bán người đối với phụ nữ, trẻ em.

- Thực hiện kịp thời chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cơ bản của các nhóm yếu thế, người dân và cộng đồng bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Phát triển đa dạng hệ thống dịch vụ xã hội theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người di cư, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng; phát triển đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp. Tiếp tục củng cố, nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội; tổng kết, nhân rộng các mô hình chăm sóc, trợ giúp xã hội có hiệu quả.

- Thường xuyên tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện một số vấn đề xã hội tỉnh kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng việc thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Bảo hiểm xã hội, Kế hoạch số 1972/KH-UBND ngày 20/11/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 15/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là tăng nhanh số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khu vực phi chính thức; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động.

- Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung tiến tới tự động hóa việc cập nhật thông tin, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện tốt sự liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan.

- Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thi hành pháp luật ở cơ sở, tiếp thu, ghi nhận những phản ánh của người sử dụng lao động, người lao động và của người dân để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội phù hợp với thực tiễn.

- Vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, không ngừng tăng số người tham gia bảo hiểm y tế để góp phần tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân theo đúng lộ trình. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội.

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo

[...]