Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2016 phát triển kinh tế tập thể năm 2017 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 92/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2016
Ngày có hiệu lực 10/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Nguyễn Công Trưởng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 10 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017

Thực hiện Công văn số 5281/BKHĐT-HTX ngày 07/7/2016 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2016

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác

Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh thành lập được 05 hợp tác xã (HTX), ước tính cả năm 2016 thành lập mới khoảng 10 HTX, đạt 67% so với kế hoạch; có 63 HTX giải thể do hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả; 57 HTX đăng ký lại theo Luật HTX 2012, 01 HTX chuyển đổi sang loại hình khác, đạt 95% kế hoạch. Ước tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 123 HTX, 01 liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế, tổng số vốn điều lệ đăng ký 170 tỷ đồng.

Phần lớn các HTX trên địa bàn tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: Nông - lâm nghiệp, thủy sản có 83 HTX chiếm 65,3%; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có 11 HTX chiếm 8,6%; Dịch vụ thương mại, chợ và dịch vụ khác có 20 HTX chiếm 15,7%; Giao thông Vận tải có 06 HTX chiếm 4,7% và lĩnh vực Xây dựng là 07 HTX chiếm 5,5%. Trong tổng số 127 HTX, chỉ còn 91 HTX đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 36 HTX đang tạm ngừng hoạt động, trong đó lĩnh vực Nông- lâm- nghiệp, thủy sản có 29 HTX; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có 05 HTX; Dịch vụ thương mại, chợ và dịch vụ khác có 2 HTX tạm ngừng hoạt động.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, LHHTX hiệu quả chưa cao so với các năm trước, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 64 tỷ đồng, doanh thu bình quân mỗi HTX là 703 triệu đồng/HTX/năm, lãi bình quân là 46 triệu đồng/HTX/năm.

Về số lượng tổ hợp tác (THT), 6 tháng đầu năm có khoảng 1.715 THT hoạt động, ước tính hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.735 THT, đạt 100% với kế hoạch. Các THT hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như: Nông- lâm- nghiệp; Công nghiệp; Thương mại-Dịch vụ, trong đó có 722 THT đã đăng ký chứng thực theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Doanh thu bình quân của THT năm 2016 ước khoảng 490 triệu đồng/THT/năm, lãi bình quân là 18 triệu đồng/THT/năm.

2. Về thành viên, lao động của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

Trong 6 tháng đầu năm, phát triển mới được 72 thành viên HTX nâng tổng số thành viên HTX lên 3.934 người; tăng 80 lao động thường xuyên tại các HTX nâng tổng số lao động thường xuyên trong các HTX lên 5.487 người, số lao động là thành viên HTX là 3.934 người; thành lập mới 15 THT với số thành viên mới là 165 người, nâng tổng số thành viên THT là 18.390 người.

Ước tính đến 31/12/2016, thành lập mới được 10 HTX với số thành viên mới khoảng 170 người, nâng tổng số thành viên HTX lên 4.030 thành viên; lao động thường xuyên tăng khoảng 210 người, nâng tổng số lao động thường xuyên trong các HTX lên 5.612 người với số lao động là thành viên HTX là 4.030 người; thành lập mới 35 THT với số thành viên mới là 375 người nâng tổng số thành viên tổ hợp tác là 18.765 người; toàn tỉnh có 01 liên hiệp hợp tác xã hoạt động với 4 HTX thành viên, và 85 lao động.

3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

Tổng số cán bộ quản lý HTX trên địa bàn tỉnh năm 2016 ước tính là 590 người. Số cán bộ quản lý qua đào tạo cao đẳng, đại học trở lên khoảng 35 người, chiếm tỷ lệ 6% tổng số cán bộ quản lý; qua đào tạo ở trình độ sơ, trung cấp là 370 người chiếm tỷ lệ 62%, còn lại chưa qua đào tạo.

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

Nhìn chung sự đóng góp của khu vực kinh tế tập thể đối với nền kinh tế của tỉnh chưa đáng kể, doanh thu của HTX, THT còn thấp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đóng góp vào GRDP hằng năm; thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX, THT còn thấp so với mức thu nhập chung của người lao động trong thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của HTX, THT được phát triển trên 5 lĩnh vực, tuy nhiên, còn rất nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản

Đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 83 HTX đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Nông-lâm nghiệp, Thuỷ sản với 2.576 thành viên, tuy nhiên có đến 29 HTX đang tạm ngừng hoạt động.

Nhìn chung, các HTX đã tạo được sự liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, một số HTX mạnh dạn đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao đời sống của thành viên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều HTX hoạt động quy mô nhỏ, vốn góp của thành viên thấp, không trích lập được các quỹ, không trả được thù lao cho Hội đồng quản trị và không có báo cáo quyết toán tài chính năm; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý điều hành còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, chưa tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi; thiếu sự chủ động, thiếu liên doanh, liên kết trong sản xuất –kinh doanh- dịch vụ.

Uớc tính doanh thu bình quân 06 tháng đầu năm 2016 của HTX nông nghiệp đang hoạt động là 845 triệu đồng/HTX, lợi nhuận trung bình là 34,5 triệu đồng/HTX. Thu nhập bình quân của thành viên HTX là 2,7 triệu đồng/tháng.

Ước toàn tỉnh có khoảng 1.115 THT hoạt động với mức doanh thu bình quân khoảng 450 triệu đồng/năm, lãi bình quân 18 triệu đồng/THT. Số THT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chiếm 89%, vốn hoạt động chủ yếu là dùng kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí theo quy định; Số THT hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản 35 THT chiếm 11%, các THT này bước đầu hoạt động đã có hiệu quả, nhưng chưa cao do người dân chủ yếu là làm kinh tế hộ, việc lập THT hầu hết mang tính thời vụ, thiếu ổn định lâu dài, còn mang tính tự phát, hoạt động chủ yếu là học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng hợp tác; năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý THT còn rất hạn chế, chưa thuyết phục được tổ viên góp vốn để tổ chức các hoạt động kinh tế, tạo ra lợi nhuận cho THT, nhiều tổ hợp tác hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả hoặc hoạt động cầm chừng.

2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, có 11 HTX đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhưng có 05 HTX tạm ngừng hoạt động.

Trong những năm gần đây, các HTX hoạt động trong lĩnh vực này gặp khá nhiều khó khăn, hậu quả của hàng tồn kho lớn từ những năm trước để lại, đặc biệt là các HTX hoạt động khai thác đá xây dựng do chưa ra hạn được giấy phép khai thác mỏ. Một số đơn vị còn lại duy trì hoạt động tăng thu nhập cho thành viên, người lao động, doanh thu bình quân ước đạt 820 triệu đồng/HTX, lợi nhuận trung bình là 35,5 triệu đồng/HTX. Thu nhập bình quân của thành viên HTX là 03 triệu đồng/tháng.

3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, môi trường

Có 20 HTX hoạt động Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, môi trường. Phần lớn các HTX hoạt động với các ngành nghề chủ yếu là: Dịch vụ bốc xếp vận chuyển hàng hoá; nhà trọ; dịch vụ bến bãi; vệ sinh môi trường, kinh doanh nhà hàng, chợ... nhìn chung các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này vẫn duy trì hoạt động khá tốt, chất lượng dịch vụ tiếp tục được quan tâm, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động với mức thu nhập bình quân 3,6 triệu đồng/1 người/1 tháng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ