Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP và Kế hoạch 103-KH/TU thực hiện Kết luận 62-KL/TW và Kế hoạch 2182-KH/BCSĐ do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2024
Ngày có hiệu lực 09/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 05 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 38/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 103-KH/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 62-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 2182-KH/BCSĐ CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH

Thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 02/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập" (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 38/NQ-CP); Kế hoạch số 103-KH/TU ngày 10/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 62-KL/TW (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 103-KH/TU) và Kế hoạch số 2182-KH/BCSĐ ngày 31/12/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về Thực hiện Kế hoạch số 103-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 2182-KH/BCSĐ); Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 62-KL/TW, Nghị quyết số 38/NQ-CP, Kế hoạch 103-KH/TU, Kế hoạch số 2182-KH/BCSĐ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, cơ quan chức năng và nhân dân, nhất là người đứng đầu để tạo sự thống nhất, quyết tâm thực hiện hiệu quả việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các sở, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Yêu cầu

a) Bám sát Kết luận số 62-KL/TW, Nghị quyết số 38/NQ-CP, Kế hoạch số 103-KH/TU, Kế hoạch số 2182-KH/BCSĐ để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW và phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025:

+ Tiếp tục thực hiện sắp xếp để đến hết năm 2025 toàn tỉnh giảm tối thiểu 20% số đơn vị sự nghiệp công lập[[1]] so với năm 2015, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.

+ Phấn đấu giai đoạn 2022-2026, tổng biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm tối thiểu 10% so với biên chế được giao năm 2021.

+ Phấn đấu có tối thiểu 10% số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm 100% chi thường xuyên.

+ Phấn đấu 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2015-2020.

- Đến năm 2030: Phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2026; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

b) Phân công và có lộ trình cụ thể đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của sở, ngành, địa phương.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.

II. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Hoàn thiện pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW gắn với các chủ trương của Đảng có liên quan; tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Hoàn thiện pháp luật về quản lý tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tổ chức, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Phân cấp, ủy quyền việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thực hiện nghiêm túc các quy định, kết luận của Trung ương và của tỉnh về quản lý, sử dụng biên chế sự nghiệp, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng biên chế sự nghiệp, lao động hợp đồng.

Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh, phê duyệt vị trí việc làm viên chức, lao động hợp đồng, cơ cấu viên chức, lao động hợp đồng theo chức danh nghề nghiệp làm cơ sở xác định biên chế; quản lý, sử dụng viên chức theo vị trí việc làm, gắn với việc đánh giá, xếp loại thực chất hiệu quả công việc. Thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp viên chức quản lý dôi dư theo kế hoạch, lộ trình.

c) Về hoàn thiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

[...]