Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2017 về thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 20/06/2017
Ngày có hiệu lực 20/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Anh Nhịn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THẢ GIỐNG BỔ SUNG MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN VÀO CÁC NGÀY LỄ LỚN, NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2017-2020

Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Kế hoạch 107);

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thả giống bổ sung một số loài thủy sản vào các ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các cấp, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn th, nghề nghiệp, chính trị xã hội về công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam (Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các - ngày 15/01 âm lịch; ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam - ngày 01/4 dương lịch; ngày Môi trường thế giới - ngày 05/6 dương lịch ...) đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy sản và nhất là cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Nêu bật ý nghĩa ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam và tinh thần bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng dân cư.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngăn chặn, giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường.

Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn thể, chính trị xã hội tham gia đẩy mạnh công tác thả giống bổ sung một số loài thủy sản về môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền

Phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành cho cộng đồng nhân dân về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tập trung tuyên truyền các văn bản sau:

- Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản.

- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2011 và Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang...

Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền (tờ bướm, bản đồ, quyết định, nghị định...); dựng một số pano tại cảng cá, bến tàu và trung tâm hành chính một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng dân cư.

Đăng tin, bài và thực hiện các phóng sự liên quan đến nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản và nhất là việc triển khai, vận động cộng đồng xã hội tham gia đẩy mạnh công tác thả ging thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Thả bổ sung một số loài thủy sản bản địa, một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, không phát tán các loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên:

- Thả một số loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn (loài thủy sản bản địa) tại các thủy vực phù hợp như: Cá rô (Anabas testudineus), cá lóc (Chana striata), tôm sú (penaus monodon), ghẹ xanh (Portunus pelagicus), sò huyết (Arca granosa)...

- Không phát tán các loài ngoại lai xâm hại và các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường: Tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), cá ăn muỗi (Gambusia affinis), cá hổ (Pygocentrus nattereri), cá chim trắng toàn thân (Piaractus brachypomus) ...(quy định tại phụ lục I, II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Khuyến khích thả một số loài thủy sản có giá trị kinh tế: Cá lóc bông (Channa micropeltes), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), cua bin (Scylla serrata)...

2. Công tác thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên

2.1. Tổ chức lễ thả giống

- Tổ chức buổi lễ thả giống bổ sung một số loài thủy sản về môi trường tự nhiên nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam tại các thủy vực quan trọng.

- Đưa tin, bài viết, phóng sự về buổi lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản phổ biến rộng rải trong các tầng lớp nhân dân.

- Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội... tham gia đóng góp bằng nguồn giống thủy sản tự sản xuất hoặc bằng tiền mặt để mua con giống phục vụ cho buổi lễ thả giống về môi trường tự nhiên.

[...]