Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2016 quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 90/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2016
Ngày có hiệu lực 06/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/KH-UBND

Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Năm 2015, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 167,2 nghìn con trâu bò, 1,55 triệu con lợn và 25,4 triệu con gia cầm các loại; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 400,4 ngàn tấn, sản lượng sữa bò 34.990 tấn, trứng gia cầm 1.349 triệu quả. Sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thủ đô. Năm 2016, dự tính nhu cầu tiêu dùng thịt hơi gia súc, gia cầm của nhân dân Hà Nội khoảng 678.000 tấn. Dự báo nhu cầu thịt gia súc, gia cầm của người dân Thủ đô đến năm 2020 khoảng 753.500 tấn.

Hiện tại, Hà Nội có 73 cơ sở, điểm giết mổ đang hoạt động được kiểm soát; trong đó có 03 cơ sở giết mổ công nghiệp, 17 cơ sở bán công nghiệp và 04 cơ sở giết mổ tập trung thủ công, vi tổng lượng thịt giết mổ khoảng 414 tấn thịt/ngày, đáp ứng khoảng 45,5% sản phẩm giết mổ có kiểm soát. Tuy nhiên, còn tồn tại khoảng gần 1.500 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.

Một số nguyên nhân về tồn tại, hạn chế trong quản lý giết mổ, cụ thể:

- Các cơ sở giết mổ công nghiệp không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm, thiếu sự hỗ trợ của chế biến sau giết mổ, chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh.

- Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm đa số, thiếu các cơ sở giết mổ tập trung nên hiện tại còn tồn tại phương thức giết mổ nhỏ lẻ.

- Sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, chưa tập trung triển khai Quy hoạch cơ sở giết mổ; chưa kiểm tra thường xuyên, xử lý vi phạm trong quản lý giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm.

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm chưa đồng bộ, chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”.

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Kiểm soát giết mổ, kinh doanh, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội. Ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang người. Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung.

- Đảm bảo cung cấp phần lớn lượng thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô từ các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, manh mún.

- Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho cộng đồng; tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phm động vật; thay đi thói quen tiêu dùng của người dân.

- Gắn kết Quy hoạch vùng chăn nuôi với Quy hoạch giết mổ để đảm bảo chủ động ngun cung cấp cho các cơ sở giết mổ, đồng thời quản lý được hoạt động giết m, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đon 1: Từ năm 2016 - 2018

- Nâng tỷ lệ sản phẩm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 60%.

- Giảm 60% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2018.

- Đảm bảo 50% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Quản lý các chợ kinh doanh sản phẩm nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

- Hình thành hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn trong nội thành, nội thị.

Giai đoạn 2: Từ năm 2019 - 2020

- Đến năm 2020, sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phm, vệ sinh môi trường đạt 80%.

- Giảm 80% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2020.

- Đảm bảo 60% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

[...]