Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2015 triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 25/04/2015
Ngày có hiệu lực 25/04/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Thị Thái
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

 Đồng Tháp, ngày 25 tháng 4 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030 TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khoẻ người mắc bệnh, nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian.

Hiện nay bệnh lao vẫn là một bệnh có nguy cơ mắc và tử vong cao nhất. Ước tính mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc mới, trong số đó có hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, khoảng 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người tử vong do lao.

Theo nghiên cứu, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình.

Năm 2012, theo Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao; 12 triệu người hiện mắc lao; 8,8 triệu người mới mắc lao; 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV; 1,45 triệu tử vong do lao và 650.000 người mắc lao đa kháng thuốc. Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp.

Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Theo thống kê của Chương trình Chống lao Quốc gia, bệnh lao ở Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ nhưng Đồng Tháp đang có số mắc ở mức cao. Tuy nhiên, kinh phí từ Chương trình Chống lao Quốc gia, các dự án đầu tư cho Đồng Tháp đang bị cắt giảm. Công tác phòng, chống lao của tỉnh còn nhiều khó khăn, về tài chính, nhân lực, tình hình dịch tễ, lao kháng thuốc, lao/HIV...

Chính vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là cần thiết.

II. TÌNH HÌNH DỊCH TỄ

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Long An và Campuchia, phía đông giáp Tiền Giang và Long An, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ. Diện tích tự nhiên 3.374 km2, dân số 1.680.300 người. Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố, 144 xã phường, thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới, 52 xã vùng sâu nằm rải rác trong 9 huyện, thị xã. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn do 80% dân số sống bằng nghề nông. Phương tiện giao thông đi lại thuận tiện; các trạm y tế xã đạt 89,6% chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế có bác sĩ.

Trong những năm qua, Đồng Tháp là tỉnh có tỉ lệ mắc lao cao, đứng thứ 2 (sau An Giang) trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ mới mắc giảm nhưng không đáng kể. Tỷ lệ tử vong giảm do điều kiện sống của người dân càng ngày được cải thiện, nhận thức của người dân được nâng cao, vấn đề chăm sóc bệnh nhân lao được coi trọng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của công tác chống lao tại Đồng Tháp là sự gia tăng tỷ lệ lao kháng đa thuốc và đồng nhiễm lao/HIV.

1. Số người thử đàm phát hiện (Phụ lục 1):

Trung bình mỗi năm số người thử đàm đạt 1,16% trên dân số.

2. Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới (Phụ lục 2):

Trung bình hàng năm số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới chiếm 93,2/100.000 dân giảm 7% so với năm 2012, do mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi nên khó phát hiện được lao phổi AFB (+).

3. Thu nhận bệnh nhân lao các thể vào điều trị (Phụ lục 3):

Trung bình phát hiện lao các thể thu dung vào điều trị 158,4/100.000 dân, có xu hướng giảm nhẹ 3% năm 2013 so với năm 2012.

Trung bình bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV là 1,77%/năm (Phụ lục 4).

4. Kết quả điều trị:

a. Lao phổi AFB (+) mới (Phụ lục 5):

Bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới, trung bình đạt tỷ lệ khỏi bệnh 93,49% cao hơn nhiều so với quy định của CTCL là ≥ 85%.

b. Lao phổi AFB (+) tái phát (Phụ lục 6):

Bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái phát, trung bình đạt tỷ lệ khỏi bệnh 90,18%.

c. Lao phổi AFB (+) thất bại (Phụ lục 7):

[...]