Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2017-2025

Số hiệu 88/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2017
Ngày có hiệu lực 27/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hoàng Giang
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/KH-UBND

Thái Bình, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 04/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2017-2025

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (sau đây gọi là Chỉ thị); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2017-2025 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các cơ hội và thách thức.

2. Tăng cường sự chủ động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Chỉ thị đề ra.

3. Xác định các nội dung trọng tâm và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cho các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, môi trường khởi nghiệp sáng tạo và thị trường khoa học công nghệ của tỉnh nhằm chủ động tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ 4.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nội dung, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; những lợi thế và các tác động của cuộc Cách mạng đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường sản xuất, kinh doanh.

- Thường xuyên cập nhật xu hướng phát triển công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phục vụ công tác tuyên truyền và định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Xác định công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông là trọng tâm phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước, cải cách hành chính và quản trị kinh doanh.

- Triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020; Đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của đời sống và sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số; Xây dựng Đề án thành phthông minh tỉnh Thái Bình đến năm 2025, trong đó ưu tiên xây dựng nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, đô thị thông minh.

3. Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và thị trường khoa học công nghệ.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp thu và phát triển các công nghệ mới.

- Tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và phát triển thị trường khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014-2020.

- Tiếp tục tham mưu các chính sách đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là cơ chế tài chính về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học trong sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm cạnh tranh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

- Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lượng tái tạo; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng những cơ chế, chính sách khuyến khích, htrợ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới.

5. Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

[...]