Kế hoạch 87/KH-UBND thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025” năm 2024

Số hiệu 87/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2024
Ngày có hiệu lực 16/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025” NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025” (Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2024 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới;

- Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm để tổ chức và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; duy trì, củng cố đoàn kết trong nội bộ Nhân dân;

- Phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của nhà nước.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.

- Kết hợp các hoạt động của Đề án với việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.

II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Xây dựng, ban hành văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành và thực hiện Đề án; rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ hòa giải viên, kết quả hoạt động hòa giải của từng hòa giải viên; củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên có đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu hòa giải ở cơ sở

1.1. Xây dựng, ban hành văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành và thực hiện Đề án

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

Thời gian thực hiện: năm 2024.

1.2. Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ hòa giải viên, kết quả hoạt động hòa giải của từng hòa giải viên

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Tháng 6, tháng 11 năm 2024.

2. In ấn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; biên soạn các tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật có nội dung phù hợp với đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

Thời gian thực hiện: năm 2024.

3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới cho tổ viên Tổ hòa giải viên tại các huyện, thị xã, thành phố

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

[...]