Kế hoạch 8409/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2019-2020
Số hiệu | 8409/KH-UBND |
Ngày ban hành | 22/07/2019 |
Ngày có hiệu lực | 22/07/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Võ Văn Chánh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8409/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 22 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2019 - 2020 như sau:
- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm sức lao động của người nông dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại nông sản hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
- Vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tập trung trên địa bàn tỉnh được cơ giới hóa đồng bộ và giảm tối đa mức độ tổn thất trong nông nghiệp; phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
2.1. Nâng tỷ lệ cơ giới hóa đối với các khâu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
a) Cơ giới hóa trồng trọt
Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt trên diện tích canh tác các loại cây trồng được áp dụng cơ giới hóa trong các khâu như sau:
- Khâu làm đất: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 78,2%.
- Khâu gieo trồng: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 33,7%.
- Khâu chăm sóc:
+ Khâu tưới tiêu: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 42,6% .
+ Khâu phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 99,1%.
- Khâu thu hoạch tỷ lệ cơ giới hóa đạt 63,6% (chủ yếu áp dụng đối với cây hàng năm: lúa, ngô, mía);
- Khâu sơ chế:
+ Khâu sấy hạt: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,8% (chỉ áp dụng cho các loại cây cho hạt: lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều).
+ Khâu tách vỏ, làm sạch, đánh bóng: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 58,7% .
- Khâu vận chuyển: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 99,3%.
- Khâu bảo quản: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 5,5%.
b) Cơ giới hóa chăn nuôi
- Hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống: tỷ lệ cơ giới hóa đạt 84,2% .
- Hệ thống vệ sinh chuồng trại (bằng máy bơm xịt và hệ thống vệ sinh chuồng tự động): tỷ lệ cơ giới hóa đạt 44,9%.
- Khâu chế biến thức ăn thô (chủ yếu trong chăn nuôi bò): Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 17,4%.
- Khâu giết mổ bằng dây chuyền bán tự động và tự động: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8409/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 22 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2019 - 2020 như sau:
- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm sức lao động của người nông dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại nông sản hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
- Vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tập trung trên địa bàn tỉnh được cơ giới hóa đồng bộ và giảm tối đa mức độ tổn thất trong nông nghiệp; phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
2.1. Nâng tỷ lệ cơ giới hóa đối với các khâu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
a) Cơ giới hóa trồng trọt
Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt trên diện tích canh tác các loại cây trồng được áp dụng cơ giới hóa trong các khâu như sau:
- Khâu làm đất: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 78,2%.
- Khâu gieo trồng: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 33,7%.
- Khâu chăm sóc:
+ Khâu tưới tiêu: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 42,6% .
+ Khâu phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 99,1%.
- Khâu thu hoạch tỷ lệ cơ giới hóa đạt 63,6% (chủ yếu áp dụng đối với cây hàng năm: lúa, ngô, mía);
- Khâu sơ chế:
+ Khâu sấy hạt: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,8% (chỉ áp dụng cho các loại cây cho hạt: lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều).
+ Khâu tách vỏ, làm sạch, đánh bóng: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 58,7% .
- Khâu vận chuyển: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 99,3%.
- Khâu bảo quản: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 5,5%.
b) Cơ giới hóa chăn nuôi
- Hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống: tỷ lệ cơ giới hóa đạt 84,2% .
- Hệ thống vệ sinh chuồng trại (bằng máy bơm xịt và hệ thống vệ sinh chuồng tự động): tỷ lệ cơ giới hóa đạt 44,9%.
- Khâu chế biến thức ăn thô (chủ yếu trong chăn nuôi bò): Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 17,4%.
- Khâu giết mổ bằng dây chuyền bán tự động và tự động: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%.
- Khâu đóng gói bằng máy móc tự động: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 28,4% (sản phẩm trứng đạt 40%; sản phẩm thịt gia cầm, gia súc đạt 20-30%).
- Khâu bảo quản (trữ lạnh, tiệt trùng ...): Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 15%.
- Khâu vận chuyển: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%.
c) Cơ giới hóa thủy sản
- Khâu cung cấp thức ăn tự động: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 11,3%.
- Khâu sục khí ao đầm nuôi: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 47,7%.
- Khâu cung cấp nước: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 66,8%.
- Khâu vệ sinh đầm ao: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 46,3.
- Khâu vận chuyển: Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 99,7% .
2.2. Giảm tỷ lệ tổn thất ở các khâu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
a) Lĩnh vực trồng trọt
- Cây Lúa: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 17,1%.
- Cây Bắp: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 4,2%.
- Cây Rau các loại: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 8,3%.
- Cây Mía: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 4,7%.
- Cây Cà phê: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 16,5%.
- Cây tiêu: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 13,6%.
- Cây Điều: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 18,1%.
- Cây Cao su: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 6,8%.
- Cây Cam, Quýt: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 7,6%.
- Cây Thơm (Dứa): Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 6,1%.
- Cây Chuối: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 8,3%.
- Cây Xoài: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 10,4%.
- Cây Bưởi: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 11,6%.
- Cây Chôm chôm: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 9,7%.
- Cây Sầu riêng: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 8,9%.
- Cây Mít: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 7,3%.
- Cây Nhãn: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 8,2%.
- Cây Mãng cầu: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 9%.
b) Lĩnh vực chăn nuôi
- Chăn nuôi bò thịt: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 10%.
- Chăn nuôi heo thịt: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 2,3%.
- Chăn nuôi gà lấy thịt: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 10,9%.
- Chăn nuôi gà lấy trứng: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 9,5%.
c) Lĩnh vực thủy sản
- Cá: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 15-20%.
- Tôm: Tỷ lệ tổn thất giảm xuống còn 20%.
2.3. Nâng cao năng lực về kỹ thuật, quản trị và sử dụng máy móc cho các đối tượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp: tỷ lệ lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên đạt 57%.
1. Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp.
a) Lĩnh vực trồng trọt
- Cây hàng năm:
+ Khâu làm đất: Tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 98,8% (tương ứng với diện tích tăng là 21.812 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện tích 21.812 ha cần trang bị là 118 máy (Sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với vùng canh tác diện tích nhỏ...), trong đó: Nông hộ cần 13 máy; Trang trại cần 18 máy; Tổ Hợp tác, Câu lạc bộ (THT, CLB) cần 41 máy; Hợp tác xã (HTX) cần 35 máy, Liên kết doanh nghiệp cần 11 máy.
+ Khâu gieo trồng: Tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 33,7% (tương ứng với diện tích tăng là 22.785 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo trồng cho diện tích 22.785 ha cần trang bị là 122 máy sạ lúa, máy gieo hạt bắp..., trong đó: nông hộ cần 13 máy; Trang trại cần 18 máy; THT,CLB cần 43 máy; HTX cần 35 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 11 máy.
+ Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 57,4% (tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 11.803 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu tưới tiêu cho diện tích 11.803 ha cần trang bị là 11.803 hệ thống (mỗi hệ thống được tính định mức 1 ha), bao gồm: tưới phun mưa và tưới gốc là 3000 hệ thống, hình thức tưới được trang bị giếng khoan; máy bơm là 8.803 hệ thống áp dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong đó: Nông hộ cần 590 hệ thống; Trang trại cần 1.770 hệ thống; THT,CLB cần 4.131 hệ thống; HTX cần 3.541 hệ thống; Liên kết doanh nghiệp cần 1.771 hệ thống.
Khâu phun thuốc BVTV: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 99,2% (tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 11.472 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho điện tích 11.472 ha cần trang bị là 299 máy phun thuốc, trong đó: Nông hộ cần 33 máy; Trang trại cần 45 máy; THT, CLB cần 105 máy; HTX cần 90 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 26 máy.
+ Khâu thu hoạch sản phẩm: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 63,6% (tương ứng với diện tích được thu hoạch là 12.185 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch cho điện tích 12.185 ha cần trang bị là: 52 máy, trong đó: Nông hộ cần 6 máy; Trang trại cần 8 máy; THT,CLB cần 18 máy; HTX cần 16 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 4 máy.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch cần đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
+ Khâu tách vỏ làm sạch: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 98,6% (tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 168.118 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 168.118 tấn cần trang bị là 259 máy (máy tách vỏ lạc, máy bóc vỏ bẹ ngô,...), trong đó: Nông hộ cần 28 máy; Trang trại cần 39 máy; THT,CLB cần 91 máy; HTX cần 78 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 23 máy.
+ Khâu sấy hạt: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 34,5% (tương ứng với sản lượng được sấy là 78.455 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho 78.455 tấn cần trang bị là 219 lò sấy (Sấy bằng lò sấy tĩnh điện, lò sấy công nghiệp,...), trong đó: Nông hộ cần 24 lò sấy; Trang trại cần 33 lò sấy; THT,CLB cần 77 lò sấy; HTX cần 66 lò sấy; liên kết doanh nghiệp cần 19 lò sấy.
+ Khâu vận chuyển: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 99,7% (tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 62.541 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển cho 62.541 tấn cần trang bị là 171 xe ô tô, trong đó: Nông hộ cần 19 xe; Trang trại cần 26 xe; THT,CLB cần 60 xe; HTX cần 51 xe; Liên kết doanh nghiệp cần 15 xe.
+ Khâu bảo quản: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 6,5% (tương ứng với sản lượng được bảo quản là 56.170 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu bảo quản cho 56.170 tấn cần trang bị là 25 kho (Kho cơ giới có trữ lượng lớn đối với vùng canh tác tập trung có diện tích lớn,...), trong đó; Nông hộ cần 03 kho, Trang trại cần 04 kho; THT, CLB cần 09 kho; HTX cần 08 kho; Liên kết doanh nghiệp cần 01 kho.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Khâu làm đất: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 53,3% (tương ứng với diện tích tăng là 973 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện tích 973 ha cần trang bị là 41 máy (Sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với vùng canh tác diện tích nhỏ...), trong đó: Trang trại cần 11 máy; THT,CLB cần 14 máy; HTX cần 12 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 04 máy.
+ Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 21,9% (tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 1.064 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu tưới tiêu cho diện tích 8.180 ha cần trang bị là 1.064 hệ thống tưới, bao gồm: tưới nhỏ giọt là 500 hệ thống; tưới phun mưa và tưới gốc là 500 hệ thống; hình thức tưới được trang bị giếng khoan, máy bơm là 64 hệ thống áp dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong đó: Nông hộ cần 32 hệ thống tưới; Trang trại cần 160 hệ thống tưới; THT,CLB cần 372 hệ thống tưới; HTX cần 319 hệ thống tưới; Liên kết doanh nghiệp cần 181 hệ thống tưới.
Khâu phun thuốc BVTV: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 98,7% (tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 2.554 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 2.554 ha cần trang bị là 131 máy phun thuốc, trong đó: Nông hộ cần 14 máy; Trang trại cần 20 máy; THT,CLB cần 46 máy; HTX cần 39 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 12 máy.
Để giảm tổn thất trong nông nghiệp cần đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
+ Khâu tách vỏ làm sạch: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 45,6 % (tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 6.789 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 6.789 tấn cần trang bị là 193 máy (máy xát tiêu, cà phê, máy tách vỏ điều...), trong đó: Nông hộ cần 21 máy; Trang trại cần 29 máy; THT,CLB cần 68 máy; HTX cần 58 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 17 máy.
+ Khâu sấy hạt: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 42,2 % (tương ứng với sản lượng được sấy là 24.688 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho 24.688 tấn cần trang bị là 83 lò sấy, trong đó: nông hộ cần 09 lò sấy; Trang trại càn 12 lò sấy; THT,CLB cần 29 lò sấy; HTX cần 25 lò sấy; Liên kết doanh nghiệp cần 08 lò sấy.
+ Khâu vận chuyển: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 98,5% (tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 15.120 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển cho 15.120 tấn cần trang bị là 92 xe (Xe tải lớn, xe công nông,...), trong đó: Nông hộ cần 10 xe; Trang trại cần 14 xe; THT,CLB cần 32 xe; HTX cần 28 xe; Liên kết doanh nghiệp cần 08 xe.
+ Khâu Bảo quản: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 7,3% (tương ứng với sản lượng được bảo quản là 7.509 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu bảo quản cho 7.509 tấn cần trang bị là 22 kho (Kho cơ giới,...), trong đó: nông hộ cần 02 kho; Trang trại cần 03 kho; THT,CLB cần 08 kho; HTX cần 07 kho; Liên kết doanh nghiệp cần 02 kho.
- Cây ăn quả:
+ Khâu làm đất: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 83,7% (tương ứng với diện tích tăng là 2.865 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện tích 2.865 ha cần trang bị là 72 máy (Sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với vùng canh tác điện tích nhỏ...), trong đó: nông hộ cần 08 máy; Trang trại cần 11 máy; THT,CLB cần 25 máy; HTX cần 22 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 06 máy.
+ Khâu chăm sóc:
Khâu Tưới tiêu: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 32,2% (tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 923 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu tưới tiêu cho diện tích 923 ha cần trang bị là 923 hệ thống tưới, bao gồm: tưới nhỏ giọt: 100 hệ thống, tưới phun mưa và tưới gốc: 100 hệ thống; hình thức tưới được trang bị giếng khoan, máy bơm: 723 hệ thống áp dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong đó: nông hộ cần 28 hệ thống tưới; Trang trại cần 138 hệ thống; THT,CLB cần 323 hệ thống; HTX cần 277 hệ thống; Liên kết doanh nghiệp cần 157 hệ thống tưới.
Khâu Phun thuốc BVTV: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 99,70% (tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 1.253 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 1.253 ha cần trang bị là 63 máy phun thuốc, trong đó: nông hộ cần 07 máy; Trang trại cần 09 máy; THT,CLB cần 22 máy; HTX cần 19 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 06 máy.
Để giảm tổn thất cần đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
+ Khâu làm sạch: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 18% (tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 89.770 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 89.770 tấn cần trang bị là 112 máy (máy làm sạch và phân loại quả,...), trong đó: Nông hộ cần 12 máy; Trang trại cần 17 máy; THT, CLB cần 39 máy; HTX cần 34 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 10 máy.
+ Khâu vận chuyển: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 98,6 % (tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 71.317 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển cho 71.317 tấn cần trang bị là 357 xe vận chuyển chuyên dụng, trong đó: nông hộ cần 39 xe; Trang trại cần 54 xe; THT,CLB cần 125 xe; HTX cần 107 xe; Liên kết doanh nghiệp cần 32 xe.
+ Khâu Bảo quản: tỷ lệ cần cơ giới hóa đạt là 3,8% (tương ứng với sản lượng được bảo quản là 4.987 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu bảo quản cho 4.987 tấn cần trang bị là 05 kho (kho lạnh,...), trong đó: Trang trại cần 01 kho; THT,CLB cần 02 kho; HTX cần 02 kho.
b) Lĩnh vực Chăn nuôi
- Khâu cung cấp thức ăn nước uống: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 84,2% (tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ giới hóa là 1.595.368 con). Nhu cầu trang bị hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động cần bổ sung là 1.767 hệ thống (hệ thống được tính trên số lượng 100 - 200 con đối với bò, 1.000 - 5.000 con đối với heo, 100.000 - 300.000 con đối với gà). Trong đó: nông hộ cần 264 hệ thống; trang trại cần 265 hệ thống, THT,CLB cần 618 hệ thống; HTX cần 530 hệ thống; Liên kết doanh nghiệp cần 90 hệ thống.
- Khâu vệ sinh chuồng trại: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 44,9% (tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ giới hóa ở khâu vệ sinh chuồng trại là 3.728 nghìn con). Nhu cầu trang bị cho khâu vệ sinh chuồng trại cần bổ sung là 3.931 hệ thống, trong đó: nông hộ cần 632 hệ thống, Trang trại cần 690 hệ thống; THT,CLB cần 1.376 hệ thống; HTX cần 1.179 hệ thống; Liên kết doanh nghiệp cần 54 hệ thống.
- Khâu chế biến thức ăn thô: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 17,4% (tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ giới hóa ở khâu chế biến thức ăn thô là 1383.934 con). Nhu cầu trang bị cho khâu chế biến thức ăn thô cần bổ sung là 1.314 máy, trong đó: Nông hộ cần 225 máy; Trang trại cần 197 máy, THT,CLB: cần 460 máy; HTX cần 394 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 38 máy.
- Khâu giết mổ: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 100% (tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ giới hóa ở khâu giết mổ là 345.983 con). Nhu cầu trang bị cho khâu giết mổ tự động cần bổ sung là 04 hệ thống: THT,CLB cần 01 hệ thống, HTX cần 01 hệ thống; Liên kết doanh nghiệp cần 02 hệ thống.
- Khâu đóng gói sản phẩm: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 28,4% (tương ứng với tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được đóng gói là 55.246 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu đóng gói sản phẩm là 114 máy, trong đó: Trang trại cần 17 máy; THT, CLB cần 40 máy; HTX cần 44 máy; Liên kết doanh nghiệp cần 13 máy.
- Khâu bảo quản: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 15% (tương ứng với tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được bảo quản là 36.156 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản sản phẩm là 16 kho (kho lạnh,...), trong đó: Trang trại cần 02 kho; THT,CLB cần 06 kho; HTX cần 07 kho; Liên kết doanh nghiệp cần 01 kho.
- Khâu vận chuyển: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 100% (tương ứng với tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được vận chuyển là 2.892 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu vận chuyển là 09 xe, trong đó: Trang trại cần 01 xe; THT,CLB cần 03 xe; HTX cần 05 xe.
c) Lĩnh vực Thủy sản
- Khâu cung cấp thức ăn cho thủy sản: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 4% (tương ứng với tổng diện tích thủy sản được áp dụng cơ giới hóa ở khâu cung cấp thức ăn là 326 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu cung cấp thức ăn là 64 máy, trong đó: Nông hộ cần 6 máy; Trang trại cần 13 máy; THT,CLB cần 26 máy; HTX cần 19 máy.
+ Khâu sục khí ao đầm nuôi: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 47,7% (tương ứng với tổng điện tích thủy sản được áp dụng cơ giới hóa ở khâu sục khí ao đầm nuôi là 145 ha). Nhu cầu trang bị hệ thống sục khí cần bổ sung là 97 hệ thống (hệ thống sục khí,...), trong đó: Nông hộ cần 48 hệ thống; Trang trại cần 15 hệ thống; THT,CLB cần 34 hệ thống.
+ Khâu cung cấp nước: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 66,8% (tương ứng với tổng diện tích thủy sản được áp dụng cơ giới hóa ở khâu cung cấp nước là 1.430 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu này là 954 máy (máy bơm nước công suất lớn,...), trong đó: Nông hộ cần 381 máy; Trang trại cần 134 máy; THT,CLB cần 286 máy; HTX cần 143 máy, Liên kết doanh nghiệp cần 10 máy.
+ Khâu vệ sinh ao đầm nuôi: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 46,3% (tăng 26,5%, tương ứng với tổng diện tích thủy sản được áp dụng cơ giới hóa ở khâu vệ sinh ao đầm nuôi là 2.284 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu này là 457 máy (Máy hút bùn, máy xả thải,...), trong đó: Nông hộ cần 228 máy; Trang trại cần 69 máy; THT, CLB cần 160 máy.
+ Khâu vận chuyển: tỷ lệ cơ giới hóa cần đạt là 99,7% (tương ứng sản lượng thủy sản được vận chuyển là 156 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu này là 02 xe, trong đó: THT cần 01 xe; HTX cần 01 xe.
- Tập huấn kỹ thuật canh tác (kết hợp với các chương trình đào tạo khuyến nông).
- Đào tạo kỹ năng vận hành máy móc trong sản xuất nông nghiệp.
- Đào tạo bộ phận quản lý (đào tạo bộ máy quản lý Liên kết, HTX, THT, Trang trại).
- Đào tạo sửa chữa cơ khí nông nghiệp.
- Tập huấn sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch.
(Nội dung đào tạo và tập huấn được đề xuất nêu trên do cấp tỉnh và cấp huyện chủ trì, khi thực hiện dự án cấp huyện, thị xã, thành phố có thể sẽ bổ sung thêm theo nhu cầu thực tế của địa phương).
- Nhu cầu tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực: Mở 144 lớp để đào tạo 6.330 lao động (40 - 45 người/lớp).
(Bảng chi tiết Phụ lục 1 đính kèm)
UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, dự kiến xây dựng mô hình cụ thể khi lập dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp tại địa phương.
4. Triển khai lập Dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp tại các huyện và thành phố.
- Xây dựng nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố đề nghị UBND các huyện, thành phố nghiên cứu Quyết định số 59/2018 ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các văn bản quy phạm pháp luật khác đến lĩnh vực nông nghiệp để làm căn cứ trong quá trình lập dự toán kinh phí dự án. Nội dung dự án phải xây dựng được các mô hình ứng dụng cơ giới hỏa và giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp cho các loại cây, con phù hợp các hình thức sản xuất của từng địa phương; có mô hình điểm để nhân rộng; tổ chức thực hiện cơ giới hóa theo phân vùng sản xuất: vùng phát triển sản xuất trong và ngoài đô thị hoặc các vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, các cánh đồng lớn của các địa phương.
- Đơn vị lập dự án: UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan phê duyệt dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian lập và phê duyệt dự án: Năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền đến từng người dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được biết, hiểu về các chính sách hỗ trợ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp của Chính phủ, của tỉnh qua nhiều kênh truyền truyền như: Báo, đài, truyền thanh, tờ rơi, áp phích, thông qua các đoàn thể... để thực hiện.
2. Giải pháp về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Áp dụng các chính sách hiện hành tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để thực hiện.
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về sử dụng máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp cho các đối tượng của đề án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Liên kết với các viện, trường, trung tâm đào tạo và thực hành kỹ thuật có uy tín trong và ngoài tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cho các đối tượng có nhu cầu.
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật ứng dụng cơ giới hóa và giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển tiềm năng của nguồn nhân lực của tỉnh.
4. Giải pháp về hỗ trợ công nghệ cho sản xuất trong nông nghiệp.
Thực hiện xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng chế máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Hỗ trợ vốn mua bản quyền chế tạo máy nông nghiệp, máy động lực theo chính sách quy định; Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cơ điện nông nghiệp thông qua các mô hình khuyến công nông nghiệp.
Triển khai áp dụng đồng bộ các chính sách hiện hành để hỗ trợ người dân và các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp từ nay đến năm 2030.
6. Giải pháp về tổ chức sản xuất.
Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp (liên kết ngang và liên kết dọc) để áp dụng cơ giới hóa; hình thành các tổ dịch vụ cơ giới ở nông thôn, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa. Từng bước hoàn thiện để phát triển hình thành hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ đa ngành.
1. Vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2019- 2020 dự kiến khoảng 331.601 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư cho mua sắm trang thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp là 316.143 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cho trồng trọt dự kiến khoảng 263.012 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cho chăn nuôi dự kiến khoảng 44.404 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cho thủy sản dự kiến khoảng 8.728 triệu đồng.
- Vốn đầu tư cho Đào tạo, tập huấn dự kiến khoảng 9.408 triệu đồng.
- Vốn đầu tư cho xây dựng Dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố dự kiến khoảng 6.050 triệu đồng.
2. Phân kỳ nguồn vốn đầu tư
- Vốn ngân sách:
+ Ngân sách Trung ương: Dự kiến khoảng 46.569 triệu đồng.
+ Ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 6.545 triệu đồng.
+ Ngân sách huyện: Dự kiến khoảng 6.050 triệu đồng (kinh phí lập Dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố)
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 119.813 triệu đồng
- Vốn vay theo chương trình cơ giới hóa, giảm tổn thất nông nghiệp: Dự kiến khoảng 100.926 triệu đồng.
- Vốn doanh nghiệp, người dân: Dự kiến khoảng 51.696 triệu đồng.
(Chi tiết kinh phí thể hiện tại Phụ lục đính kèm)
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” theo Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai, thể hiện lại nội dung phân công như sau:
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách quy định hiện hành của Trung ương về hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất trong nông nghiệp để đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt dự án cấp huyện.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc ngành hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các chính sách phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn xác định các loại máy phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng cây trồng, vật nuôi cho các địa phương để phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” hàng năm cho UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp Sở Công Thương hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng các máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất lĩnh vực ngành nghề nông thôn theo Quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai.
- Phối hợp các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2019-2020 gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh đưa vào dự toán ngân sách Nhà nước.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở ngành liên quan, chính quyền địa phương đề xuất gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét.
2. Sở Công Thương
Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách chuyển giao khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu với thực tiễn nhằm đưa nhanh các đề tài, các dự án vào sản xuất; Áp dụng các chính sách nhằm hỗ trợ nông dân và các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, HTX, THT, trang trại) cải tiến máy móc nông nghiệp và đăng ký cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm cho thực hiện đề án thuộc phạm vi quản lý của ngành.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm cho thực hiện đề án thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Hướng dẫn các thủ tục có liên quan trong việc thực hiện, giải ngân và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án.
6. Các Sở, ngành khác có liên quan
Thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện đề án. Tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện đề án có hiệu quả.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và tạo điều kiện ưu tiên, tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã và hộ gia đình vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp theo Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
8. Các tổ chức đoàn thể của tỉnh
Trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong đề án nêu trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để tham gia triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
9. Liên minh hợp tác xã tỉnh
- Tuyên truyền, vận động các hợp tác xã tổ chức lại sản xuất để áp dụng cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về thông tin, thị trường, xúc tiến thương mại, pháp lý, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
10. Các báo, đài của tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai chủ động tuyên truyền các chủ trương, chính sách hỗ trợ cơ giới hóa và giảm tổn thất nông nghiệp; giới thiệu các mô hình ứng dụng cơ giới hóa đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.
- Căn cứ kế hoạch của tỉnh, đăng ký nhu cầu kinh phí hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị từ ngân sách để thực hiện đề án Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2020 và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo tập huấn lồng ghép thực hiện trong nhiệm vụ chuyên môn hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; song song với việc lập kế hoạch, đối với các địa phương thực hiện việc đầu tư máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, đầu tư hạ tầng phục vụ cho cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp thì lập Dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn, trình UBND tỉnh xem xét, đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu.
- Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để lập dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. Trong trường hợp ngân sách cấp huyện không cân đối được, đề nghị UBND các huyện, thành phố có báo cáo về UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính để tổng hợp tham mưu xử lý .
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2019 - 2020; đề nghị các Sở, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc; đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |