Kế hoạch 8231/KH-UBND năm 2021 thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 8231/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8231/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)

Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ, Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Kế hoạch s 23-KH/TU ngày 01/10/2021 của Tỉnh ủy thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài (FDI); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu làm cơ sở để các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo phù hợp với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 4480/KH-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh.

2. Khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có thu hút được nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, giải quyết việc làm.

3. Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

4. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về tầm quan trọng của hợp tác đầu tư nước ngoài. Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng, hiệu qucông tác thu hút đầu tư, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

5. Việc thực hiện Kế hoạch phải phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói riêng; phải có sự thống nhất, đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy và thống nhất trong hành động về đầu tư nước ngoài

a) Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 50-NQ/TW khóa XII đến các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; khng định các quan điểm, vai trò của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

b) Các sở, ban, ngành, địa phương:

- Phát huy thế mạnh của địa phương, chủ động nâng cao chất lượng thu hút đầu tư và hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài và xem đây là thước đo năng lực và trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời là chỉ số đánh giá xếp hạng hiệu quả đầu tư nước ngoài của địa phương.

- Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm; thực hiện công khai, minh bạch và ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả những hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài ở tất cả các ngành, lĩnh vực.

2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài của tỉnh

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Thường xuyên nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm của Trung ương để cập nhật, thay đổi hoặc bổ sung các chính sách thu hút và định hướng đầu tư trên từng lĩnh vực của tỉnh; đồng thời tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự thủ tục từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và phân công cụ thể từng cơ quan giải quyết các nội dung có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về “điều kiện về quốc phòng, an ninh” trong quá trình xem xét, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của từng ngành, lĩnh vực của địa phương, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các công trình trọng tâm trọng điểm của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư.

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nhằm đa dạng hóa và phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) vào đầu tư cơ sở hạ tầng; quản lý chặt chẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những nhà đầu tư hoạt động lỗ lũy kế, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

- Thường xuyên rà soát, nghiên cứu, góp ý Trung ương hoàn thiện thể chế, chính sách cho khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

- Kiểm soát hiện tượng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”; áp dụng chặt chẽ các quy định của pháp luật nhằm khắc phục tình trạng “vốn mỏng”; quản lý chặt chẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

b) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Thẩm định, xác định trình độ công nghệ các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đảm bảo loại bỏ các dự án có công nghệ thấp, lạc hậu, các dự án thâm dụng lao động/tài nguyên, các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; chọn lọc các dự án có công nghệ phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường. Nâng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo các chỉ số về mức độ sẵn sàng về công nghệ, đáp ứng mục tiêu tăng khả năng hấp thụ/chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh trong liên kết, hợp tác và tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tận dụng hiệu ứng lan tỏa về năng suất, chất lượng.

c) Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh, Chi cục Hải quan Đà Lạt:

[...]