Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 389-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 20/07/2020
Ngày có hiệu lực 20/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 389-KH/TU NGÀY 12/5/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY KHÓA XVI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW NGÀY 01/11/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Thực hiện Kế hoạch số 389 -KH/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 389-KH/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật, Kế hoạch số 389 -KH/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật, từ đó tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về công tác người khuyết tật.

- Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách, trợ giúp đối với người khuyết tật, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật; tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh phát huy khả năng của mình để vượt qua khó khăn, tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác người khuyết tật; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp người khuyết tật, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật và các tổ chức vì người khuyết tật.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 389-KH/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đồng bộ, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết tật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về người khuyết tật

- Làm tốt công tác quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 389-KH/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng thời, tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác người khuyết tật đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, trợ giúp người khuyết tật vượt qua khó khăn, mặc cảm, hòa nhập cuộc sống.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhân dịp Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Người khuyết tật thế giới (03/12); công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và bản thân những người khuyết tật về công tác người khuyết tật, góp phần tạo được sự đồng thuận, thống nhất của toàn xã hội trong triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến người khuyết tật, khơi dậy ý chí chủ động, vượt qua mặc cảm, vươn lên của người khuyết tật.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương, chú trọng tuyên truyền thông qua các hình thức trực tiếp như đối thoại chính sách, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung truyền thông, tuyên truyền phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đối với công tác người khuyết tật; đồng thời nêu rõ trách nhiệm của người khuyết tật trong việc chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua mặc cảm, vươn lên cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền, giúp đỡ của cộng đồng, trong đó phải làm cho người khuyết tật thấy rõ sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng chỉ là hỗ trợ, sự nỗ lực, tự vươn lên của bản thân là chính.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, mạng xã hội trong việc tuyên truyền, phản ánh kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật; khuyến khích các tác phẩm báo chí phản ánh về những mô hình điển hình, tấm gương, nghị lực vươn lên của người khuyết tật; sự chung tay của xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức thiện nguyện đối với các hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Đồng thời phát hiện, phê phán các biểu hiện vi phạm các quy định của pháp luật về người khuyết tật, các hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử, xâm hại người khuyết tật, lợi dụng người khuyết tật để trục lợi.

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời những người khuyết tật tiêu biểu trong việc vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng và có thành tích trong học tập, lao động, sáng tạo và những người có thành tích trong việc trợ giúp người khuyết tật.

2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật

- Kịp thời ban hành mới, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch về trợ giúp người khuyết tật; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng ngành và sự phối hợp giữa các ngành trong tổ chức thực hiện công tác người khuyết tật đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại; động viên, khuyến khích người khuyết tật có khả năng học tập, lao động khắc phục khó khăn, vươn lên sống độc lập, hòa nhập xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ người khuyết tật khác.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về công tác người khuyết tật cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách xã hội, cán bộ làm công tác tham mưu thực hiện Luật Người khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật các cấp.

- Tiếp tục huy động nguồn lực, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ, thuận lợi các chính sách về chăm sóc sức khỏe.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về người khuyết tật; trong đó, chú trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật, việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo các quyền của người khuyết tật, đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật đối với các dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện đầy đủ, triệt để; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật.

- Phối hợp hiệu quả với Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện công tác người khuyết tật; tiếp tục nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật.

3. Thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp, hỗ trợ người khuyết tật

[...]