Kế hoạch 81/KH-UBND về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
Số hiệu | 81/KH-UBND |
Ngày ban hành | 10/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 10/03/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Lê Hồng Sơn |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; Quyết định số 3400/QĐ-BYT ngày 01/8/2019 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành Y tế. Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe, cộng đồng và xã hội; phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thi hành nghiêm quy định về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Yêu cầu
- Việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng được tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chất lượng, hiệu quả.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chú trọng, đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Đối với người lạm dụng rượu, bia: cần chủ động tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi để điều trị cai nghiện tại cộng đồng và phòng, chống tái nghiện.
Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, công an, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành
- Thành lập mới Ban Chỉ đạo liên ngành về phòng, chống tác hại của rượu, bia hoặc lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia trong nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của Thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, cơ quan, đơn vị từ Thành phố đến cơ sở.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan tới các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân trên địa bàn.
- Lồng ghép nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đưa quy định thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vào quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ họp cán bộ nòng cốt để chỉ đạo công tác thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai kế hoạch thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại các đơn vị, địa phương.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng đối tượng, địa phương như:
2.1. Thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đơn vị thực hiện: các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
2.2. Đăng tải, cập nhật nội dung Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, UBND các cấp có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thường xuyên, kịp thời đăng tải, cập nhật nội dung Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2.3. Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, truyền thông
- Xây dựng các tin bài, ảnh, chuyên mục thông tin trên báo chí; tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó, tập trung tuyên truyền trên Đài truyền thanh cơ sở về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn thực hiện, chú trọng tuyên truyền trong dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, trật tự an toàn xã hội.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; Quyết định số 3400/QĐ-BYT ngày 01/8/2019 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành Y tế. Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe, cộng đồng và xã hội; phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai thi hành nghiêm quy định về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Yêu cầu
- Việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng được tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chất lượng, hiệu quả.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chú trọng, đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Đối với người lạm dụng rượu, bia: cần chủ động tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi để điều trị cai nghiện tại cộng đồng và phòng, chống tái nghiện.
Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, công an, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành
- Thành lập mới Ban Chỉ đạo liên ngành về phòng, chống tác hại của rượu, bia hoặc lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia trong nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của Thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, cơ quan, đơn vị từ Thành phố đến cơ sở.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan tới các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân trên địa bàn.
- Lồng ghép nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đưa quy định thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vào quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ họp cán bộ nòng cốt để chỉ đạo công tác thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai kế hoạch thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại các đơn vị, địa phương.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành có liên quan bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng đối tượng, địa phương như:
2.1. Thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đơn vị thực hiện: các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
2.2. Đăng tải, cập nhật nội dung Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, UBND các cấp có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thường xuyên, kịp thời đăng tải, cập nhật nội dung Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2.3. Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, truyền thông
- Xây dựng các tin bài, ảnh, chuyên mục thông tin trên báo chí; tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó, tập trung tuyên truyền trên Đài truyền thanh cơ sở về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn thực hiện, chú trọng tuyên truyền trong dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông đồng thời tổ chức chương trình, chiến dịch truyền thông trong dịp tết cổ truyền và các ngày lễ, ngày hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước và trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế; Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban ngành; các cơ quan báo chí; UBND các quận, huyện, thị xã.
2.4. Lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học.
Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế.
3. Thực hiện các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia
3.1. Thông tin, giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn Thành phố.
3.2. Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giữa hai buổi trong ngày làm việc; ngày trực và đưa nội dung quy định về cấm sử dụng rượu, bia vào nội quy, quy chế làm việc và tổ chức, giám sát việc thực hiện.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
3.3. Kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo rượu, bia trên địa bàn, bảo đảm việc quảng cáo rượu, bia tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.
3.4. Thực hiện các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia
- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu, bia nhằm mục đích kinh doanh và giấy phép buôn bán, bán lẻ rượu, bia trên địa bàn; việc chấp hành các quy định về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu, bia.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ việc cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm việc cấp giấy phép kinh doanh rượu theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác của pháp luật về cấp phép kinh doanh.
Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với rượu, bia sản xuất trong nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống rượu, bia nhập lậu, giả và không đảm bảo chất lượng.
Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, Công an Thành phố.
4. Thực hiện các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia
- Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng.
- Phòng ngừa, can thiệp giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe; chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tổ chức, hướng dẫn can thiệp giảm tác hại của rượu, bia cho phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc ở thai nhi; tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế Hà Nội.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Y tế (Cơ quan thường trực)
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2023 chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, cơ quan thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2023 và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; các Nghị định xử lý vi phạm tại các cơ quan, ban, ngành địa phương.
- Phối hợp với Sở Công Thương tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất rượu, bia trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia gắn liền với công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
- Chủ động cung cấp thông tin về các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo chí để thực hiện công tác thông tin, truyền thông đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thực hiện:
+ Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan:
(1) Tổ chức các lớp tập huấn về thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật triển khai hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia cho các đơn vị liên quan.
(2) Triển khai công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về tác hại của lạm dụng rượu, bia; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên tờ tin, website của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, đẩy mạnh công tác truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư tại các khu dân cư, tổ dân phố... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ phát hiện sàng lọc, điều trị can thiệp, phòng chống tái nghiện và chăm sóc liên tục dành cho người lạm dụng rượu, bia tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Phối hợp các Sở, ban, ngành thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và các kiến nghị, đề xuất (nếu có) của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan theo quy định (Theo phụ lục đính kèm).
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị tại thành phố Hà Nội tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến mãi rượu, bia, cấp phép sản xuất, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện về cấm bán rượu, bia trong các cơ sở Y tế, cơ sở giáo dục, trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc; cơ sở khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; cơ sở bảo trợ xã hội; nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
- Thực hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất rượu, bia theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia; phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
- Kiểm soát chặt chẽ sản lượng sản xuất rượu, bia theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc quản lý các cơ sở sản xuất rượu, bia thủ công trên toàn địa bàn Thành phố.
3. Cục Quản lý Thị trường Hà Nội
- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác rà soát nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu rượu trên địa bàn; kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu theo thẩm quyền, quy định của pháp luật.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 Thành phố tăng cường các biện pháp Phòng, chống rượu, bia nhập lậu, giả và không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
4. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch
- Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra việc cấp phép hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, lễ hội, bảo đảm các hoạt động này không có quảng cáo, tiếp thị và tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
- Hướng dẫn các địa phương, cộng đồng dân cư cam kết không lạm dụng rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội và đưa vào hương ước, quy chế nội bộ của tổ dân phố, cụm dân cư, làng, khu vực, thôn xóm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác quản lý, phối hợp cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo rượu, bia trên báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đăng tải thông tin, quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn Thành phố tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện; đưa tin, phản ánh các tổ chức, cá nhân, địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt Luật; đăng bài phản ánh những tổ chức, cá nhân, địa phương thiếu nghiêm túc hoặc có những việc làm vi phạm Luật.
- Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục của Luật vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học. Phối hợp với các ban, ngành chức năng kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về cấm bán rượu, bia trong trường học và khu vực xung quanh trường học.
- Phối hợp Sở Y tế triển khai các hoạt động tập huấn, truyền thông, điều tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương trong việc thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia. Kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định đối với các trường hợp uống rượu, bia và đồ uống có cồn vi phạm pháp luật.
Phối hợp với các Sở, Ban ngành địa phương trong việc thực thi các quy định của Luật; tổ chức các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Căn cứ Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các báo Hànộimới, Kinh tế và Đô thị
- Phối hợp, xây dựng các chuyên mục, xây dựng tin, bài tuyên truyền, phổ biến, phản ánh, đưa tin trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện các phóng sự, tọa đàm... về phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng tham gia thực thi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ kế hoạch này và tình hình thực tế tại địa phương, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách theo phân cấp hiện hành để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật; tổ chức tuyên truyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đặc biệt là hành vi sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên; tăng cường quản lý Nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh rượu, bia thủ công tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu triển khai việc thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn liền với các giải pháp của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia. Huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc giám sát việc thực hiện các quy định của Luật. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong giám sát, phát hiện và kịp thời ngăn ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia, hành vi gây rối trật tự xã hội, bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống tác hại rượu, bia của thành phố Hà Nội. Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; yêu cầu các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện; Báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở Y tế Hà Nội (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) trước ngày 20/12/2023 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế theo quy định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI
CỦA RƯỢU, BIA HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND
ngày 10 tháng 3 năm
2023 của UBND Thành phố)
Tên
cơ quan/đơn vị |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/…… |
……, ngày … tháng … năm …… |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu bia năm 202...
(Báo cáo tính từ ngày 01/01/202.. đến hết ngày 31/12/202...)
I. THÔNG TIN CHUNG
- Nêu tóm tắt những đặc điểm nổi bật về kinh tế, xã hội, y tế, .... ảnh hưởng, liên quan đến công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) tại địa phương.
Thông tin về hành chính, dân số:
Dân số: ………………, Dân số ≥ 18 tuổi: …………
Số quận/huyện/thị xã: ………………………; Số xã, phường, thị trấn: ……………………….
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, VĂN BẢN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
1.1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương
- Trình bày tóm tắt về tình hình xây dựng các Kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm về PCTHRB tại địa phương, đơn vị.
(Nếu có KH: cung cấp tên, số và ngày ban hành KH; nếu không, nêu lý do)
+ Xây dựng Kế hoạch giai đoạn về phòng chống tác hại rượu, bia
Không xây dựng □ Có xây dựng □
Nếu có xây dựng: Kế hoạch riêng □ UBND tỉnh phê duyệt □
Lồng ghép KH khác □ Cấp sở phê duyệt □
+ Xây dựng Kế hoạch năm (12 tháng) về phòng chống tác hại rượu, bia
Không xây dựng □ Có xây dựng □
Nếu có xây dựng: Kế hoạch riêng □ UBND tỉnh phê duyệt □
Lồng ghép KH khác □ Cấp sở phê duyệt □
1.2. Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai
- Nêu tóm tắt về tình hình xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh/thành phố và các sở, ngành đơn vị liên quan về PCTHRB
Bảng 01. Kết quả ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai
TT |
Tên/Hình thức văn bản |
Ngày ban hành |
Trích yếu văn bản |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM MỨC TIÊU THỤ RƯỢU, BIA
2.1. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTHRB
- Báo cáo tóm tắt về hình thức, nội dung truyền thông chính và các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông PCTHRB của các sở, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã triển khai; truyền thông trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; truyền thông phòng, chống tác hại rượu bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, cho người tham gia điều khiển phương tiện giao thông; truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia và trong các lĩnh vực liên quan khác.
Bảng 02. Tổng hợp kết quả hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
TT |
Hình thức truyền thông |
Tổng số (Số lượng) |
Số lượng chia theo sở, ngành tổ chức |
|||||||||
Y tế |
Công thương |
Công an |
Giao thông vận tải |
Giáo dục &ĐT |
LĐ, TB& XH |
VH, TT& DL |
TT& TT |
Khác |
||||
1 |
Chương trình, Chiến dịch truyền thông |
Chiến dịch truyền thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cuộc thi tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tuyên truyền lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể)…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Truyền hình |
Tọa đàm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chuyên mục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Thông điệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Bản tin, bài, phóng sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể).... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
Đài phát thanh tỉnh, huyện |
Tọa đàm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chuyên mục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Thông điệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Bản tin, bài phóng sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể).... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
4 |
Ấn phẩm, tài liệu truyền thông |
Băng zôn, Bảng hiệu ngoài trời |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng hiệu khu vực trong nhà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Sổ tay, cẩm nang, hỏi đáp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Pano/áp phích/ tranh cổ động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tờ rơi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể).... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
5 |
Báo giấy, báo điện tử |
Chuyên trang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chuyên mục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Tin, bài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể)... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
6 |
Truyền thông tại cộng đồng và cơ quan tổ chức |
Hội thảo, họp tuyên truyền, phổ biến chính sách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số xã, phường phát tin, bài truyền thông trên loa truyền thanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Mô hình, sáng kiến PCTHRB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Số giờ học có lồng ghép TT PCTHRB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể)... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
7 |
Trên internet, mạng xã hội (zalo, facebook, youtube, ...) |
Chuyên mục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diễn đàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Videoclip |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Ứng dụng điện thoại di động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Khác (nêu cụ thể).... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Thực hiện quy định địa điểm không uống rượu, bia
- Nêu tóm tắt công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra/đánh giá về việc thực hiện quy định địa điểm không uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại các cơ quan, tổ chức và địa điểm công cộng
Bảng 03. Kết quả thực hiện quy định địa điểm không uống rượu, bia
TT |
Địa điểm |
Số đơn vị được kiểm tra/đánh giá |
Số đơn vị thực hiện quy định |
Tỷ lệ % đạt |
Ghi chú |
1 |
Cơ sở y tế |
|
|
|
|
2 |
Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc |
|
|
|
|
3 |
Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người < 18 tuổi |
|
|
|
|
4 |
Cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác |
|
|
|
|
5 |
Cơ sở bảo trợ xã hội |
|
|
|
|
6 |
Nơi làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định |
|
|
|
|
7 |
Công viên |
|
|
|
|
8 |
Nhà chờ xe buýt |
|
|
|
|
9 |
Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao |
|
|
|
|
10 |
Khác (ghi rõ)... |
|
|
|
|
2.3. Quản lý việc khuyến mại, quảng cáo rượu, bia; việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia
- Báo cáo tóm tắt về việc quản lý, tổ chức triển khai của các cơ quan/đơn vị và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về việc: khuyến mại, quảng cáo rượu, bia và việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia trên địa bàn.
Bảng 04. Kết quả thực hiện các quy định khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia
TT |
Nội dung |
Số đơn vị được kiểm tra/đánh giá |
Số đơn vị thực hiện đúng quy định |
Tỷ lệ % đạt |
Ghi chú |
1 |
Khuyến mại rượu, bia |
|
|
|
|
2 |
Quảng cáo rượu, bia |
|
|
|
|
3 |
Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia |
|
|
|
|
(Phần ghi chú nêu tóm tắt các loại cơ sở/đơn vị được kiểm tra, đánh giá).
3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP RƯỢU, BIA
3.1. Quản lý đối với sản xuất và kinh doanh rượu, bia
- Báo cáo tóm tắt về thực trạng sản xuất, kinh doanh rượu, bia trên địa bàn tỉnh
- Tình hình chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện các biện pháp quản lý, cấp phép của các cơ quan/đơn vị đối với các cơ sở triển khai sản xuất và kinh doanh rượu, bia.
- Kết quả thực hiện của các cơ sở/hộ gia đình việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống tác hại của rượu, bia đối với sản xuất và kinh doanh rượu, bia.
Bảng 05. Kết quả thực hiện quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Cơ sở sản xuất rượu công nghiệp từ 5,5 độ cồn trở lên |
|
|
1.1 |
Tổng số cơ sở |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
1.2 |
Số cơ sở được cấp phép |
|
|
1.3 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở đủ điều kiện vật chất, trang thiết bị |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm* |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường |
|
|
|
Số cơ sở thực hiện quy định về nhãn hàng hóa |
|
|
|
Số cơ sở có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu |
|
|
|
Số cơ sở đủ các điều kiện trên |
|
|
2 |
Cơ sở sản xuất rượu thủ công ≥5,5 độ cồn nhằm mục đích kinh doanh |
|
|
2.1 |
Tổng số cơ sở |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
2.2 |
Số cơ sở được cấp phép |
|
|
2.3 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở đủ điều kiện vật chất, trang thiết bị |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm* |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường |
|
|
|
Số cơ sở thực hiện quy định về nhãn hàng hóa |
|
|
|
Số cơ sở đủ các điều kiện trên |
|
|
3 |
Cơ sở (hộ gia đình, cá nhân) sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại |
|
|
3.1 |
Tổng số cơ sở |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
3.2 |
Số cơ sở đủ điều kiện** |
|
|
3.3 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở đủ điều kiện vật chất, trang thiết bị |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm* |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường |
|
|
|
Số cơ sở đủ các điều kiện trên |
|
|
4 |
Cơ sở (hộ gia đình, cá nhân) sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh |
|
|
4.1 |
Tổng số cơ sở |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
4.2 |
Số cơ sở có kê khai |
|
|
4.3 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở có kê khai |
|
|
|
Số cơ sở có cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm |
|
|
5 |
Cơ sở sản xuất bia |
|
|
5.1 |
Tổng số cơ sở sản xuất |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
5.2 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm: |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm* |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường |
|
|
|
Số cơ sở thực hiện quy định về nhãn hàng hóa |
|
|
|
Số cơ sở đủ các điều kiện trên |
|
|
6 |
Cơ sở sản xuất rượu dưới 5,5 độ |
|
|
6.1 |
Tổng số cơ sở sản xuất |
|
|
|
Tổng sản lượng sản xuất (lít) |
|
|
|
Tổng sản lượng tiêu thụ (lít) |
|
|
6.2 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm* |
|
|
|
Số cơ sở đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường |
|
|
|
Số cơ sở thực hiện quy định về nhãn hàng hóa |
|
|
|
Số cơ sở đủ các điều kiện trên |
|
|
7 |
Thương nhân mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên |
|
|
7.1 |
Thương nhân phân phối |
|
|
7.2 |
Thương nhân bán buôn |
|
|
7.3 |
Thương nhân bán lẻ |
|
|
7.4 |
Số thương nhân được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
Số thương nhân đủ điều kiện |
|
|
|
Số thương chưa thực hiện đúng các điều kiện (ghi chú rõ nội dung chưa đáp ứng) |
|
|
8 |
Cơ sở bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử |
|
|
8.1 |
Tổng số cơ sở |
|
|
8.2 |
Số cơ sở đủ điều kiện |
|
|
8.3 |
Số cơ sở được kiểm tra, đánh giá trong năm |
|
|
|
Số cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện bán rượu bia theo hình thức thương mại điện tử |
|
|
Ghi chú
* Cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm: được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/HACCP/ISO 22000/IFS/BRC/FSSC 22000, ... hoặc Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
** Cơ sở đủ điều kiện: có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
3.2. Thực hiện quy định địa điểm không bán rượu, bia
- Nêu tóm tắt công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra/đánh giá về việc thực hiện quy định địa điểm không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại các cơ quan, tổ chức.
Bảng 06. Kết quả thực hiện quy định địa điểm không bán rượu, bia
TT |
Địa điểm |
Số đơn vị được kiểm tra/đánh giá |
Số đơn vị thực hiện quy định |
Tỷ lệ % đạt |
Ghi chú |
1 |
Cơ sở y tế |
|
|
|
|
2 |
Cơ sở giáo dục |
|
|
|
|
3 |
Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi |
|
|
|
|
4 |
Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác |
|
|
|
|
5 |
Cơ sở bảo trợ xã hội. |
|
|
|
|
6 |
Nơi làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định |
|
|
|
|
|
Khác (ghi rõ)... |
|
|
|
|
3.3. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm
- Báo cáo cụ thể việc tổ chức triển khai các hoạt động quản lý, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Báo cáo kết quả các hoạt động phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
4. BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
4.1. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
- Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền về phòng, chống vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông; kết quả triển khai tuyên truyền giảng dạy PCTHRB và an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.
- Báo cáo kết quả triển khai biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông
- Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông hoặc gây tai nạn giao thông
Bảng 07. Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm
TT |
Nội dung |
Số trường hợp kiểm tra |
Số trường hợp vi phạm |
Ghi chú |
|
Kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông |
|
|
|
4.2. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
- Báo cáo tóm tắt nội dung triển khai hoạt động sàng lọc phát hiện, can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia do các cơ sở y tế thực hiện (theo hướng dẫn tại Quyết định số 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Kết quả chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; các hoạt động phòng, chống nghiện, tái nghiện rượu, bia tại cơ sở y tế và cơ sở khác.
Bảng 08. Kết quả triển khai hoạt động phòng ngừa, can thiệp giảm tác hại do uống RB
TT |
Cơ sở y tế |
Số người được khám, điều trị mắc bệnh, RLCN do rượu, bia |
Số người điều trị nghiện/ tái nghiện |
TYT triển khai sàng lọc, can thiệp giảm tác hại |
Số người được sàng lọc, can thiệp giảm tác hại |
||||||
Tổng số TYT |
Số TYT đã tập huấn |
Số TYT triển khai |
Tổng số |
Chia ra theo nhóm nguy cơ |
|||||||
I |
II |
III |
IV |
||||||||
A |
Tuyến tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cơ sở 1... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cơ sở 2... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Tuyến huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
Tuyến xã (liệt kê từng huyện) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
Những cơ quan, tổ chức nào được giao thực hiện; nêu kết quả triển khai các hoạt động tư vấn về PCTHRB trên địa bàn, bao gồm nội dung, đối tượng tư vấn, kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4.4. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
Nêu báo cáo tóm tắt việc triển khai các hoạt động:
- Tuyên truyền, vận động các gia đình, tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định PCTHRB.
- Thực hiện lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa...
- Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư và không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Tình hình xây dựng các mô hình điểm ở cộng đồng, nơi làm việc...
Bảng 09. Kết quả các hoạt động phòng, ngừa tác hại rượu, bia tại cộng đồng
TT |
Quận/huyện |
Tổng số xã, phường |
Tổng số khu dân cư (thôn, xóm, Tổ dân phố) |
Khu dân cư đưa nội dung PCTHRB vào trong hương ước, quy ước |
Ghi chú |
|
Số lượng |
Tỷ lệ % |
|||||
|
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
Huyện ... |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
4.5. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
Báo cáo kết quả triển khai các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Báo cáo tóm tắt về tình hình bạo lực gia đình liên quan đến sử dụng rượu, bia và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa đã triển khai...
5. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
5.1. Tổ chức, bộ máy, nhân lực:
Báo cáo về các nội dung:
- Việc tổ chức, chỉ đạo, bố trí nhân lực và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc phạm vi địa phương quản lý.
- Sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành ở địa phương và giữa địa phương với các cơ quan Trung ương trong việc tổ chức thực hiện Luật và các hoạt động PCTHRB
- Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và người dân trong công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.
5.2. Kinh phí
- Báo cáo, đánh giá việc bố trí kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện Luật và các hoạt động PCTHRB (bao gồm kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác)
Bảng 10. Tổng hợp Kinh phí dành cho hoạt động PCTHRB tại địa phương
TT |
Nguồn kinh phí |
Số tiền (triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
Ngân sách nhà nước ở trung ương |
|
|
2 |
Ngân sách nhà nước của địa phương |
|
|
3 |
Nguồn khác (ghi rõ nguồn) |
|
|
|
Tổng |
|
|
5.3. Hội thảo, hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác PCTHRB
Bảng 11. Kết quả đào tạo tập huấn về PCTHRB tại địa phương
TT |
Nội dung |
Đối tượng |
Số lớp |
Số người tham dự |
Sở/ngành tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo
- Tóm tắt về tình hình triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bảng 12. Kết quả thanh tra, kiểm tra về PCTHRB
TT |
Nội dung kiểm tra/thanh tra |
Số đơn vị, cơ sở được kiểm tra/ thanh tra |
Kết quả |
||
Số đơn vị, cơ sở thực hiện tốt Luật PCTHRB |
Số đơn vị, cơ sở đã xử phạt vi phạm |
Số tiền xử phạt vi phạm |
|||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: thống kê tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra về hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.
5.4. Khác
Nêu tóm tắt về công tác khen thưởng, kỷ luật và tính điểm xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với những đơn vị thực hiện tốt hay chưa tốt về phòng, chống tác hại rượu bia.
III. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn, tồn tại
2. Đề xuất, kiến nghị và giải pháp khắc phục trong thời gian tới
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |