Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Số hiệu 80/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2017
Ngày có hiệu lực 24/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Yên Bái, ngày 24 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH VĂN THƯ, LƯU TRỮ ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020

Để triển khai thực hiện có hiệu quả theo lộ trình phát triển của từng giai đoạn Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh Yên Bái đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 15/3/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai cụ thể thực hiện các nội dung Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ tỉnh Yên Bái giai đoạn (2017- 2020), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nhằm xác định rõ lộ trình triển khai, đồng thời giao trách nhiệm đến từng sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện.

Cụ thhóa những nội dung, nhiệm vụ và định hướng cơ bản đã được xác định tại Quy hoạch ngành. Làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm theo lộ trình.

2. Yêu cầu

Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong tổ chức thực hiện Quy hoạch ngành. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Quy hoạch mang lại hiệu quả cao.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng hệ thống văn bản triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ

- Sở Nội vụ: Căn cứ pháp luật văn thư, lưu trữ, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và thực tế của tỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, nhằm quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Xây dựng nội dung tuyên truyền, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

- Các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu và UBND cấp xã: Thường xuyên cập nhật các văn bản mới của Nhà nước, của tỉnh, thực hiện việc rà soát các văn bản đã ban hành để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ thuộc phạm vi quản lý, để bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Nhà nước, của tỉnh như: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu; Danh mục hồ sơ cơ quan; Danh mục thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ cơ quan và nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái, đồng thời tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện.

2. Đối với công tác văn thư

- 100% các cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý văn bản đi, văn bản đến theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trở lên, khi được giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan đều lập được hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định.

- Duy trì tỷ lệ sử dụng hệ thống mạng nội bộ, hệ thống thư điện tử (email) phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin nội bộ đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh; 50% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng, sử dụng chữ ký số đảm bảo theo yêu cầu bảo mật thông tin.

3. Đối với công tác lưu trữ

a) Tại lưu trữ lịch sử tỉnh

Nâng số lượng tài liệu lưu trữ tại lưu trữ lịch sử từ 238,7 mét giá (năm 2015) lên khoảng 1000 mét giá, 100% số lượng tài liệu này được chỉnh lý theo quy định của Luật Lưu trữ; số hóa được 221.760 trang văn bản để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng (bình quân mỗi ngày 01 máy số hóa được 70 trang văn bản).

10% hồ sơ lưu trữ được khai thác sử dụng, 30% hồ sơ tài liệu được công bố, triển lãm giới thiệu cho công chúng; 5% thông tin của tài liệu lưu trữ (thuộc diện sử dụng rộng rãi) được cung cấp trên mạng diện rộng của ngành văn thư, lưu trữ để phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu trong toàn ngành và nhu cầu khai thác sử dụng của công chúng.

Hoàn thiện hệ thống công cụ tra tìm tài liệu truyền thống và đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác sử dụng tài liệu trong phạm vi toàn tỉnh.

b) Tại lưu trữ các cơ quan

100% các cơ quan nhà nước trực thuộc cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh thực hiện có hiệu quả việc thu thập hồ sơ, tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử theo đúng quy định của Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Tổ chức bộ máy ngành Văn thư, Lưu trữ

Hoàn thành chương trình “nâng cao năng lực quản lý công tác văn thư, lưu trữ trên cơ sở kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ trong phạm vi toàn tỉnh”.

5. Nhân lực ngành văn thư, lưu trữ

Xây dựng hệ thống đội ngũ công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

- Nhân lực của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh:

[...]