Kế hoạch 7813/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có tay nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 7813/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 23/09/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phan Văn Đa |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7813/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 9 năm 2020 |
Triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô tuyển sinh; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đa dạng loại hình và trình độ đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển trên địa bàn tỉnh.
1. Triển khai có hiệu quả các quy định, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến; đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Kết hợp đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, ngoại ngữ,... giúp tăng khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
2. Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu, xây dựng và cập nhật thường xuyên dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở về nước để phát huy các thế mạnh trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.
3. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo chuyển biến trong nhận thức và đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
4. Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả; ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.
5. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: Liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, quản trị nhà trường; tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh.
7. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm, trường trọng điểm đã được phê duyệt.
8. Rà soát, đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;
b) Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tạo chuyển biến trong nhận thức và sự đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp;
c) Hàng năm tổ chức hội nghị đối thoại 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp để tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề với thị trường lao động;
d) Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 826/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/7/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Tổng kết, đánh giá các chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các nội dung thực hiện trong giai đoạn tiếp theo;
e) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh kết quả thực hiện đúng thời gian quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Nâng cao năng lực dự báo, thống kê về lao động có kỹ năng, nhất là những kỹ năng trong tương lai, ngành, nghề mới,... làm cơ sở định hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh; chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng nghề trong kế hoạch, chương trình, dự án phát triển các ngành tại địa phương;