Quyết định 826/QĐ-BLĐTBXH năm 2020 phê duyệt Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 826/QĐ-BLĐTBXH
Ngày ban hành 13/07/2020
Ngày có hiệu lực 13/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Quân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 826/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỨ KỸ NĂNG NGHỀ VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp s 74/2014/QH13;

Căn cNghị định s 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định s 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật, giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị s 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng ngh, góp phn nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tng cục Giáo dục nghề nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam (có chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam và chịu trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam.

Điều 3. Căn cứ vào thực tế và yêu cầu hoạt động, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phê duyệt kế hoạch về hoạt động của Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam 3 năm và hằng năm kèm theo dự toán chi tiết và tổ chức thực hiện theo Quy chế được ban hành và Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam.

Điều 4. Kinh phí thực hiện Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Bộ trư
ởng (để b/c);
- S
LĐTBXH các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quân

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỨ KỸ NĂNG NGHỀ VIỆT NAM
(kèm theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH)

Chương trình Đại sứ Knăng nghề (KNN) Việt Nam (sau đây gọi tắt Chương trình) gồm các nội dung sau:

1. Bối cảnh và sự cần thiết của Chương trình

Việt Nam đã tham dự kỳ thi KNN ASEAN từ năm 2000 và thế giới từ năm 2007 với số lượng thí sinh giành huy chương tại kỳ thi KNN ASEAN và chứng chỉ KNN xuất sắc tại kỳ thi KNN thế giới trở lên là trên 170 người. Đây là lực lượng lao động có KNN xuất sắc của Việt Nam, trong đó có nhiều cá nhân đã trở thành các chủ doanh nghiệp thành đạt, đã trở thành giáo viên, giảng viên và giữ các vị trí chủ chốt tại các cơ sở GDNN. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cá nhân có KNN đã trở thành những người lao động thành đạt, nổi tiếng trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp. Do đó, việc huy động lực lượng lao động này tham gia với vai trò “Đại sứ KNN” vào các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, tôn vinh và lan tỏa các giá trị của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và phát triển KNN là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ như: tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

2. Căn cứ thực hiện Chương trình:

Các căn cứ thực hiện Chương trình Đại sứ KNN Việt Nam gồm: Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có KNN, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; các quy định về thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và phát triển KNN; tôn vinh người lao động có kỹ năng đã được nêu tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Luật Việc làm năm 2013 và Bộ Luật lao động năm 2019; và các quy định có liên quan khác của hệ thống pháp luật Việt Nam.

3. Mục đích của Chương trình:

Chương trình Đại sứ KNN Việt Nam có các mục đích sau:

- Đcao giá trị của người lao động có KNN, phát huy vai trò, tầm ảnh hưởng và sự lan tỏa hơn nữa của những cá nhân điển hình xuất sắc về KNN như: các cựu thí sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại các kỳ thi KNN ASEAN và thế giới; người lao động có KNN thành đạt trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp, có ảnh hưởng lớn và uy tín trong xã hội;

- Thu hút các cá nhân tham gia các chương trình GDNN, tham dự các kỳ thi đánh giá, cấp chng chỉ KNN quốc gia; khuyến khích người lao động học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp theo khung trình độ KNN quốc gia; thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề;

[...]