Kế hoạch 773/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 773/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng A Tính
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 773/KH-UBND

Lai Châu, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 259/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

2. Phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ; đẩy mạnh các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nâng cao sức mua và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới.

3. Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình, kết hợp lồng ghép với các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh gắn với trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, thiết thực và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới của tỉnh với các tỉnh Tây Bắc và với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhằm thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các cửa khẩu, lối mở biên giới; tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương biên giới trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân biên giới, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật an toàn xã hội khu vực biên giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại biên giới đồng bộ với kế hoạch phát triển các cửa khẩu; đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông, trạm kiểm soát liên hợp, trụ sở làm việc và nhà ở công vụ cho các lực lượng quản lý nhà nước; khuyến khích, thu hút đầu tư chợ cửa khẩu, trung tâm thương mại, bến bãi tập kết phương tiện và hàng hóa, kho ngoại quan, kho đông lạnh, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng giới thiệu sản phẩm,… đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng và lối các lối mở biên giới.

- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ biên giới đáp ứng nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới; ưu tiên phát triển các khu (điểm) chợ có khả năng phát triển thành các cặp chợ biên giới như: Pô Tô (Việt Nam) - Cửa Cải (Trung Quốc); Sì Choang (Việt Nam) - Dền Suối Thàng (Trung Quốc).

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý hạ tầng thương mại biên giới; phát triển đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, kho, bến bãi tập kết phương tiện hàng hóa… nắm được các quy định liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới

- Triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp; ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với các quy định và điều kiện thực tế của các địa phương nhằm khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu biên giới.

- Rà soát, xây dựng danh mục dự án hạ tầng thương mại biên giới cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp cải tạo bằng nguồn ngân sách; danh mục các dự án hạ tầng thương mại biên giới cần khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư để có kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

2. Rà soát, tích hợp các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia

Rà soát, đề xuất các nội dung về phát triển hạ tầng thương mại biên giới để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý định hướng thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển hoàn thiện hạ tầng thương mại khu vực biên giới, nhất là hệ thống giao thông, các khu (điểm) chợ, kho, bến bãi tập kết phương tiện phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

3. Huy động nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại biên giới

- Bố trí nguồn ngân sách của địa phương và nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương trong các chương trình để đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng thiết yếu như: Hệ thống giao thông, trạm kiểm soát liên hợp, trụ sở làm việc và nhà ở công vụ cho các lực lượng quản lý nhà nước tại cửa khẩu, lối mở biên giới; các chợ phiên đang hoạt động tại xã biên giới; các khu (điểm) chợ có khả năng phát triển thành các cặp chợ biên giới theo Hiệp định thương mại biên giới đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh về kinh tế cửa khẩu của tỉnh. Qua đó, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, kho, bến bãi tập kết phương tiện hàng hóa, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu tại những khu vực đã được quy hoạch chi tiết trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng và các khu vực khác có lợi thế, tiềm năng phát triển thương mại biên giới, như: Khu vực cửa khẩu phụ U Ma Tu Khoòng, các lối mở: Pô Tô xã Huổi Luông, Lùng Than xã Mù Sang, Sì Choang xã Vàng Ma Chải, Gia Khâu xã Sì Lờ Lầu thuộc huyện Phong Thổ; Pa Thắng xã Thu Lũm, Kẻng Mỏ xã Ka Lăng thuộc huyện Mường Tè.

- Vận động các đối tác phát triển quốc tế tham gia hỗ trợ kinh phí xây dựng một số hạ tầng thương mại biên giới theo quy định hiện hành.

4. Kết nối, hợp tác phát triển thương mại biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

- Thực hiện các thủ tục công bố cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) thành cặp cửa khẩu quốc tế sau khi phía Trung Quốc phê duyệt; thống nhất vị trí xây dựng cầu đa năng và lộ trình đầu tư các hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác, phát triển thông thương hàng hóa trong giai đoạn tới.

- Triển khai các bước khảo sát, hội đàm thống nhất tiến tới mở cặp cửa khẩu song phương U Ma Tu Khoòng (Việt Nam) - Bình Hà (Trung Quốc) khi có đủ điều kiện theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Tăng cường trao đổi hợp tác thương mại, du lịch với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trong đó chú trọng đến các nội dung:

[...]