Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018-2027” do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 76/KH-UBND
Ngày ban hành 25/05/2018
Ngày có hiệu lực 25/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2018-2027”

Thực hiện Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” (sau đây gọi tắt là Đề án 938); Hướng dẫn số 11/HD-ĐCT ngày 16/8/2017 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018 - 2027” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội LHPN trong tỉnh về công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.

- Phát huy nội lực, vai trò chủ động của phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái, góp phần giải quyết các bức xúc trong xã hội có liên quan.

- Xác định vai trò, trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tại địa phương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của Đề án đề ra.

- Định hướng, hỗ trợ Hội LHPN các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án theo mục tiêu đã đề ra gắn với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động của Đề án cần phải gắn với nhu cầu và mong muốn của phụ nữ, dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề của xã hội liên quan đến phụ nữ.

- Hoạt động của Đề án được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục ở các cấp Hội, lựa chọn địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành vi của phụ nữ trong tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan.

- Tổ chức thực hiện Đề án gắn với triển khai phong trào thi đua, thực hiện lồng ghép với các đề án, chương trình khác đang triển khai tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

- Tăng cường công tác phối hợp nhằm phát huy thế mạnh của các cơ quan/tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án; chủ động huy động nguồn lực triển khai Đề án.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành của phụ nữ, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện Đề án:

Đề án triển khai từ năm 2018-2027, được chia làm 2 giai đoạn như sau:

2.1. Giai đoạn I (2018-2022): Tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án; xây dựng mô hình điển hình; nghiên cứu đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, tăng cường phối hợp với ngành chức năng.

* Mục tiêu cụ thể:

- 100% hội viên phụ nữ; 30% phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi, các đối tượng trong hộ gia đình, người dân tại cộng đồng được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

- 80% cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai Đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

- Hằng năm, toàn tỉnh tiếp cận, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình; cách thức lên tiếng trước các hành vi bạo lực cho ít nhất 16.000 phụ nữ.

- Hàng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.

- Hàng năm, mỗi xã/phường/thị trấn tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ ít nhất 01 phụ nữ còn thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi.

- Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng.

(Các mục tiêu được tính theo năm, tuy nhiên, việc đạt chỉ tiêu có thể được tính theo giai đoạn).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ