Kế hoạch 7510/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 7510/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2021
Ngày có hiệu lực 10/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK LK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7510/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 1652/QĐ-BYT ngày 23/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng, sơ cấp cứu và điều trị của ngành y tế, tập trung vào các loại hình thương tích gây tử vong cao để góp phần nâng cao sức khỏe và an toàn cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động PCTNTT tại cộng đồng

- Trên 80% các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng và bố trí kinh phí cho ngành y tế để triển khai công tác PCTNTT.

- Hàng năm, các cơ sở y tế có kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế về các loại hình tai nạn thương tích (TNTT) và các biện pháp phòng, chống, kỹ năng truyền thông về PCTNTT tại cộng đồng.

- 80% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác PCTNTT tại tuyến xã, cộng đồng.

- 100% nhân viên y tế thôn, buôn biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu.

2.2. Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực sơ cấp cu TNTT tại cộng đồng, chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế

- 100% các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến huyện trở lên đảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân tai nạn giao thông, thảm họa, thiên tai trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

- 100% trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh và các phương tiện giao thông công cộng được trang bị tủ, túi hoặc hộp sơ cấp cứu tại chỗ.

- 70% người bị TNTT tại cộng đồng được sơ cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

- 70% cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn, cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông, nhân viên y tế thôn, buôn, người làm công tác y tế trường học, nhân viên Hội Chữ thập đỏ...được tập huấn về sơ cấp cứu TNTT.

2.3. Mục tiêu 3: Xây dựng Cộng đồng an toàn - Phòng, chống TNTT tại cộng đồng

Xây dựng 4 - 5 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Cộng đồng an toàn - Phòng, chống TNTT.

2.4. Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo TNTT

Trên 80% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát, báo cáo đầy đủ sliệu mắc, tử vong do TNTT tại cộng đồng và các cơ sở y tế trên địa bàn.

2.5. Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành liên quan về tầm quan trọng, các biện pháp can thiệp hiệu quả trong PCTNTT

- 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ TNTT, đặc biệt trong mùa mưa bão và các biện pháp cho người dân tại cộng đồng.

- Duy trì và mở rộng mạng lưới PCTNTT tại cộng đồng.

II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

[...]