Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2017 xúc tiến thu hút đầu tư tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

Số hiệu 75/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2017
Ngày có hiệu lực 31/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 31 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

XÚC TIẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia; Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 08 tháng 3 năm 2016 về thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch xúc tiến thu hút đầu tư tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 như sau:

Phần thnhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1. Kết quả đạt được

Ủy ban nhân dân tỉnh xác định mục tiêu huy động các nguồn lực để khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng trong suốt thời kỳ. Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng các quy hoạch, dự án; đề xuất và hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng bằng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực t ngân sách, tquỹ đất và từ nhân dân nhằm tạo sức thu hút các nhà đầu tư; tập trung cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư theo quy trình một cửa, một cửa liên thông trên các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, môi trường, thuế…, để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Trong những năm qua, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào tỉnh Kiên Giang của các nhà đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực, quy mô ngày càng lớn hơn, tạo ra nhiều việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng năng lực sản xuất, sức cạnh tranh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã thu hút được 690 dự án, quy mô 34.131 ha, tổng vốn đăng ký 451.496 tỷ đồng; có 321 dự án đi vào hoạt động, quy mô 16.504 ha với tổng vốn đầu tư 139.466 tỷ đồng, chiếm 31,09% tổng vốn đăng ký; có 369 dự án đang triển khai xây dựng và đang thực hiện các thủ tục đầu tư, quy mô 17.6504 ha, với tổng vốn đầu tư 323.423 tỷ đồng, chiếm 72,09% tổng vốn đăng ký; thu hút được 41 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,44 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 542.000 USD, chiếm 37,10% trên tổng vốn đầu tư đăng ký.

Nhiều dự án lớn đã triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động như: Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl, SunGroup ở Phú Quốc; đường điện lưới quốc gia ra các huyện đảo; xây dựng cầu Cái Lớn, Cái Bé; các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của các Công ty Trung Sơn, Thông Thuận, Kiên Hùng..., các siêu thị Metro Cash & Carry VN, Coop Mart; Nhà máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang, Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu TBS Kiên Giang, Nhà máy chế biến gỗ MDF,... ở Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã tạo ra giá trị sản xuất mới, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

Đạt được những kết quả trên, tỉnh Kiên Giang đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Những tồn tại, hạn chế

- Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh, nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư; việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, chuyển giao công nghệ còn chậm chưa tạo ra sản phẩm có giá trị cao;

- Chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, cơ sở dữ liệu về môi trường đầu tư, thông tin về xúc tiến đầu tư, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin về quy hoạch, hiện trạng đất đai, kết cấu hạ tầng vùng dự án, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi...;

- Sự phối hợp nắm bắt thông tin hoạt động xúc tiến đầu tư để tạo sự liên kết với các tổ chức, các cơ quan xúc tiến trong và ngoài nước và các cơ quan Bộ, ngành Trung ương chưa được duy trì thường xuyên.

- Chất lượng và hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư còn thấp, thông tin về xúc tiến đầu tư còn chậm, chưa kịp thời; thiếu sự liên kết, phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế; nguồn lao động có tay nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn nhân lực phục vụ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Công tác xúc tiến đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư về thực hiện chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa được xác định rõ ràng và chưa thực sự phát huy hiệu quả; danh mục dự án kêu gọi đầu tư còn chung chung, thiếu các thông tin phục vụ nhà đầu tư.

- Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước chủ yếu là ngân sách của tỉnh, chưa tranh thủ được nguồn xúc tiến đầu tư của Trung ương và vận động doanh nghiệp tham gia.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát huy lợi thế là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tranh thủ cơ chế chính sách, nguồn lực phân bổ của Trung ương để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh.

[...]