Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2013 tuyên truyền cải cách hành chính năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
Số hiệu | 74/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Phạm Văn Sinh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2013 |
TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2014
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 04/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2015; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC) năm 2014, với những nội dung sau:
1. Mục đích:
Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác CCHC nhà nước nói chung, Kế hoạch CCHC của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2015 và Kế hoạch công tác CCHC hằng năm của tỉnh đã đề ra.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể tích cực tham gia công tác tuyên truyền CCHC để thực hiện tốt Kế hoạch CCHC đã đề ra; kết hợp hình thức tuyên truyền truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền nhằm mang lại hiệu quả cao.
Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ CCHC.
2. Yêu cầu:
Triển khai công tác tuyên truyền thiết thực, hiệu quả theo tiến độ thời gian đề ra. Phổ biến nội dung CCHC kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương.
Kết hợp lồng ghép việc tuyên truyền CCHC với việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu thông tin về CCHC của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Các cấp, ngành, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền cần bám sát nội dung kế hoạch này và lựa chọn hình thức tuyên truyền thích hợp để tuyên truyền tại cơ quan, đơn vị.
Đối tượng tuyên truyền về CCHC gồm toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như của tỉnh;
b) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác CCHC;
c) Tập trung tuyên truyền những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, các mô hình đang thí điểm trong thực hiện CCHC ở các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; những mô hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hoặc chưa tốt công tác CCHC;
d) Tuyên truyền các vấn đề cần biết khi thực hiện thủ tục hành chính, chú trọng một số lĩnh vực chủ yếu như: Đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, xử phạt vi phạm hành chính, khiếu nại, tố cáo v.v…
đ) Tuyên truyền, phổ biến vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC ở từng cơ quan, đơn vị đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
a) Thông tin, tuyên truyền về CCHC thông qua các loại hình báo chí và huy động, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, Đài truyền thanh các huyện, thành phố, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị;
b) Tuyên truyền thông qua hình thức các cuộc thi, các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lồng ghép nội dung CCHC trong các hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;
c) Công khai các thủ tục hành chính ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
Thường xuyên, kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung lên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
Niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức khác nhau như niêm yết công khai bằng văn bản, trên Trang thông tin điện tử, bằng máy tính riêng, niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin. Việc niêm yết phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, đúng quy định.