Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 về cải tạo mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2022

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2021
Ngày có hiệu lực 18/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Phạm Duy Hưng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI TẠO MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2022

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng ngoại vi cáp viễn thông QCVN 33:2019/BTTTT;

Căn cứ Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch Cải tạo mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2022 với những nội dung cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với mạng cáp ngoại vi viễn thông; chia sẻ, sử dụng chung, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng thông tin của tỉnh. Đảm bảo an toàn cho nhân dân, an ninh mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc có liên quan đến mạng cáp viễn thông, đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị.

Là cơ sở để UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan phối hợp trong công tác chỉ đạo, điu hành việc thu gom, chỉnh trang cáp viễn thông trên địa bàn quản lý. Đồng thời là căn cứ để các doanh nghiệp, đơn vị lập phương án, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện thi công thu gom, chỉnh trang cáp ngoại vi viễn thông.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng, lắp đặt, thu hồi, sắp xếp, chỉnh trang hệ thống cáp ngoại vi viễn thông phải thực hiện đúng, theo yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông (QCVN 33:2019/BTTTT).

- Việc thực hiện bó gọn, gắn thẻ tại các tuyến đường, phố không làm ảnh hưởng thông tin liên lạc, đảm bảo an toàn vận hành lưới điện, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông và phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLTBXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 ca Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

- Bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho mạng cáp, đồng thời bảo đảm an toàn cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng mạng cáp treo và người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực mạng cáp treo và đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan đô thị.

- Khi thực hiện xây dựng, lắp đặt, sắp xếp, chỉnh trang hệ thống cáp ngoại vi viễn thông trong khu vực nội thị phải đảm bảo theo quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đối với khu vực ngoại thị và các khu vực khác phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận và các yêu cầu kỹ thuật.

II. NỘI DUNG

1. Cải tạo tại các khu vực chưa đủ điều kiện thực hiện ngầm hóa, tiến hành cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông để đảm bảo an toàn mạng lưới, an toàn của người dân và mỹ quan đô thị

- Loại bỏ và thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng, cáp thuê bao vượt qua đường và măng sông, tủ/hộp cáp, bộ chia túi hiệu đã hỏng hoặc không còn sử dụng.

- Kéo căng, buộc gọn hệ thống dây cáp viễn thông, đưa vào gông gom.

- Sắp xếp cáp dự phòng, măng sông, tủ/hộp cáp treo trên cột theo đúng quy định.

- Duy tu, bảo dưỡng, gia cố, thay thế cột không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

- Thay thế các sợi cáp có dung lượng nhỏ (cáp lẻ, loại một đôi hoặc 2F)) bng sợi cáp có dung lượng lớn hơn.

- Đánh dấu hiệu nhận biết bằng thẻ để nhận biết đường dây, cáp theo quy định.

- Xác định chủ sở hữu từng sợi cáp viễn thông tại từng tuyến, lập dữ liệu để quản lý, đối chiếu khi có phát triển mới thêm cáp tại từng tuyến đường.

- Các doanh nghiệp, đơn vị tiến hành khảo sát, thống nhất phương án thi công, thi công theo hình thức cuốn chiếu từng đoạn trên tuyến.

[...]