Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2015
Ngày có hiệu lực 13/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 13 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 47-CT/TW NGÀY 25/6/2015 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Kế hoách số 138-KH/TU ngày 25/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đcao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nn, cứu h

1.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm triển khai đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, ngây ra. Nơi nào, địa phương nào để tình hình cháy, nxảy ra phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì người đứng đầu đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật.

1.2. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Đưa việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

2.1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện và chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho mọi tầng lớp nhân dân; đi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tới các hộ gia đình, người lao động. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương trong việc xây dựng các tin, bài, phóng sự hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

2.2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng cháy, chữa cháy trên báo chí, phát thanh, truyền hình.

2.3 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chú trọng vào các buổi tối (khung giờ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút).

2.4. Công an tỉnh tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an huyện, thành phố phối hp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các tin, bài, phóng sự hướng dẫn người dân biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có sự cố, tai nạn, cháy, nổ xảy ra; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy; phê phán công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng về phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung.

2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai thực hiện việc đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường, cơ sở giáo dục, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.6. Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp đưa việc thực hiện các quy định phòng cháy, chữa cháy vào nội dung cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp trên và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2.7 Các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhằm vận động cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động thấy rõ trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2.8. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên đẩy mạnh việc phbiến, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tchức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là một trong những tiêu chí bình xét thi đua.

3. Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

3.1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đẩy mạnh phát triển phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy theo phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Rà soát, củng cố và duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động của lực lượng dân phòng theo quy định; thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng này.

- Tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp ở địa phương mình; chỉ đạo những cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành theo quy định.

- Chỉ đạo tăng cường vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng các điển hình tiên tiến về thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp.

- Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy, Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ hàng năm.

3.2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị thực hiện và chỉ đạo kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

[...]