Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 724/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 23-CTr/TU và Nghị quyết 98/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 724/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2017
Ngày có hiệu lực 27/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 724/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 23-CTR/TU NGÀY 31/10/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQ-CP NGÀY 03/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ, BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII, VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động s23-CTr/TU ngày 31/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tập trung chỉ đạo, triển khai đạt kết quả cao nhất 03 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015 - 2020):

1.1. Tập trung kêu gọi đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mũi nhọn là công nghiệp Alumin - nhôm, sắt xốp và các sản phẩm sau nhôm; công nghiệp chế biến các nông sản thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 công nghiệp chế biến sâu trở thành lĩnh vực kinh tế động lực của địa phương.

1.2. Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với lợi thế về vùng khí hậu ôn hòa, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp an toàn; khuyến khích, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào nông thôn mới gn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Quản lý bảo vệ rừng hiệu quả, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

1.3. Tập trung chỉ đạo phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa thế mạnh, hoàn thiện hệ thống thương mại, phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên của địa phương.

2. Tập trung chỉ đạo, giải quyết vn đề thực tiễn địa phương đang đặt ra về mối quan hệ giữa chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất (đặc biệt là đất đai) với chủ thể quản lý, khai thác tư liệu sản xuất; khuyến khích sự liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước và khu vực FDI (đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp). Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là các công ty nông, lâm nghiệp). Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp FDI nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

3. Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ở địa phương, thì kinh tế nông hộ đã có bước phát triển mạnh mẽ (phần lớn hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đã tích tụ được đất đai, sản xuất được sản lượng hàng hóa có giá trị lớn, đã hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp thu, chế biến nông sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp,...) có thể tiếp tục phát triển, hình thành các vùng chuyên canh lớn; cần phải tập trung chỉ đạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các chủ thể nói trên tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, toàn cầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tư nhân địa phương lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa địa phương trở thành: (1) Trung tâm công nghiệp sản xuất và chế biến Nhôm lớn nhất cả nước, trong đó Khu công nghiệp Nhân Cơ là nền tảng; (2) có nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lớn, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, toàn cầu; (3) khu vực dịch vụ chất lượng, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của nhân dân, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa thế mạnh của địa phương, hoàn thiện hệ thống thương mại, phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thể tự nhiên của địa phương.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 3.500 doanh nghiệp; đến năm 2025, có ít nhất 6.000 doanh nghiệp; đến năm 2030, có ít nhất 10.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

2.2. Hoàn thành Nhà máy Điện phân Nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân (công suất 450 nghìn tấn sản phm nhôm/năm) đưa vào hoạt động ổn định trước năm 2020, tiếp nhận toàn bộ sản phẩm Alumin của Nhà máy Alumin Nhân Cơ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (650 nghìn tấn sản phẩm alumin/năm). Đưa địa phương trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất và chế biến nhôm lớn nhất cả nước, trong đó Khu công nghiệp Nhân Cơ là nền tảng, trước năm 2020.

2.3. Khuyến khích việc liên kết với khu vực kinh tế tư nhân để hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, toàn cầu trước năm 2030.

2.4. Tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vận động nguồn vốn ODA để sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng (theo quy hoạch), trước mắt là hệ thống giao thông, ưu tiên hoàn thiện hệ thống Tỉnh lộ trước năm 2020 để hàng hóa lưu thông thuận lợi, tạo tiền đề cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

2.5. Phấn đấu trước năm 2020, có ít nhất 06 doanh nghiệp địa phương trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, có ít nhất 15 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

III. NỘI DUNG

1. Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân

1.1. Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

1.2. Phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với khắc phục có hiệu quả những mặt trái phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân.

1.3. Phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân.

1.4. Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, triển khai tốt các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân để phát huy thế mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.

2. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân ở địa phương

2.1. Bộ máy chính quyền các cấp của địa phương và toàn hệ thống chính trị của địa phương, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thực hiện vai trò, trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp; quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết công việc; nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm và triển khai mạnh mẽ các nội dung tại Bản cam kết giữa UBND tỉnh Đắk Nông và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường ở địa phương.

[...]