Kế hoạch 720/KH-UBND năm 2019 về đầu tư phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 720/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2019
Ngày có hiệu lực 28/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phạm Văn Hậu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 720/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về đẩy mạnh phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa X kỳ họp thứ 4 về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 14-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIII và Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng mạng lưới chợ:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 101 chợ (gồm: 01 chợ hạng I, 10 chợ hạng II và 90 chợ hạng III), chủ yếu phân bố trên địa bàn các huyện với 83 chợ (chiếm trên 82%) (huyện Ninh Hải 19 chợ, huyện Thuận Bắc 07 chợ, huyện Ninh Phước 32 chợ, huyện Thuận Nam 12 chợ, huyện Ninh Sơn 10 chợ và huyện Bác Ái 03 chợ). Khu vực thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 18 chợ (chiếm gn 18% tổng số chợ trên địa bàn toàn tỉnh).

Hầu hết chợ trên địa bàn tỉnh được xây dựng kiên choặc bán kiên cố (khoảng 90%); hàng hóa kinh doanh tại chợ chủ yếu là nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân; vị trí hình thành chợ gần các tuyến đường bộ, trong khu dân cư tập trung nên các chợ có điều kiện giao thông khá tốt, thuận tiện cho người và hàng hóa qua chợ. Tuy nhiên, đa phn chợ nông thôn có diện tích nhỏ hẹp; mặc dù được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, tuy nhiên do thời gian hình thành đã khá lâu, nên đến nay nhiều chợ đã xuống cấp; bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình tại nhiều chợ chưa hoàn thiện (phần lớn chợ chưa có nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải chưa đảm bảo, công tác phòng chống cháy nổ chưa quan tâm đúng mức, ...).

Giai đoạn năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn ngân sách, vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp tổng số 31 dự án chợ với tổng kinh phí khoảng 69,3 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn xã hội hóa chiếm 67,8%, ngân sách Nhà nước chiếm 19,3% và vốn từ các chương trình mục tiêu chiếm 12,9%. Tính đến tháng 8/2018, số lượng chợ trên địa bàn tỉnh tăng thêm 10 chợ so với năm 2010.

2. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư phát triển mạng lưới chợ:

Công tác phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhìn chung, đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là công tác kêu gọi xã hội hóa đầu tư chợ (chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2018). Các chợ do doanh nghiệp đầu tư khá khang trang, kinh doanh khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận gặp không ít khó khăn:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho công tác đầu tư chợ khá hạn chế, hầu như không bố trí từ năm 2016 đến nay.

- Chủ thể được phép kinh doanh, khai thác và quản lý chợ chỉ giới hạn là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật. Do vậy, công tác thu hút vốn xã hội hóa đầu tư chợ gặp nhiu khó khăn, nht là đi với chợ khu vực nông thôn, hiệu quả đầu tư không cao, khả năng thu hồi vốn chậm nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư là doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Việc lựa chọn, bố trí quỹ đất, địa điểm đầu tư chợ có nơi chưa hợp lý; chưa giao mặt bằng đất sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án; trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có lúc còn vướng do người dân chưa thống nhất mức giá đền bù, nhà đầu tư phải tạm ứng vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng,... điều này vừa tạo môi trường đầu tư chưa thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa làm tăng chi phí đầu tư của dự án chợ.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới chợ chưa được quan tâm đúng mức; chưa thật sự tích cực, quyết liệt trong việc vận động các hộ tiểu thương và nhân dân trên địa bàn ủng hộ, đồng thuận thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước.

II. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHỢ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

1. Mc tiêu *

a) Mục tiêu chung: Phát triển mạng lưới chợ đồng bộ, hài hòa, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất tại chợ đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và văn minh thương mại. Số lượng và quy mô chợ đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, phù hợp với điều kiện của từng địa bàn cụ thể, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển mạng lưới chợ theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025.

- Ưu tiên triển khai thực hiện các dự án chợ khu vực trung tâm huyện, trung tâm xã và các chợ thuộc xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020 có từ 5 - 7 dự án chợ được khởi công xây dựng, hoàn thành đưa vào hoạt động.

2. Yêu cầu

- Địa điểm lựa chọn đầu tư chợ phải thuận lợi giao thương; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ được duyệt và các quy hoạch có liên quan (quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất,...). Diện tích, quy mô chợ phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, đáp ứng quy mô dân số từng vùng và từng địa phương.

- Đầu tư phát triển chợ theo nguyên tắc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phn kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy định.

[...]