Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 09/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Đức Thanh
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2017/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 17 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Thực hiện Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tng th phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020;

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ban chp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về đẩy mạnh phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 141/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình dự thảo Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

1. Mục tiêu

a) Phát triển thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần nâng quy mô, hiệu quả và sức cạnh tranh của nn kinh tế, tạo thuận lợi khi tham gia hợp tác phát triển kinh tế vùng, trong nước và nước ngoài.

b) Đa dạng hóa gắn với nâng chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường; tạo điều kiện cho các sản phẩm tiếp cận và phát triển ở các phân khúc thị trường phù hợp, nhất là các sản phẩm đặc thù của tỉnh.

c) Phát triển và đa dạng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu; phát triển các thị trường xuất khu mới. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong quản lý nhà nước và trong hoạt động của doanh nghiệp.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

a) Giai đoạn 2016-2020: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh tăng bình quân 18 - 20%/năm, riêng ở địa bàn miền núi và vùng dân tộc tăng khoảng 10 - 12%/năm; cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 39 - 40% GRDP; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, tăng bình quân 14-15%/năm.

b) Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 01 trung tâm thương mại, 01 trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp và 05 siêu thị. Đến năm 2025, đầu tư nâng tổng số trung tâm thương mại lên 02, siêu thị lên 07 và 119 chợ (02 chợ hạng 1, 14 chợ hạng 2 và 103 chợ hạng 3).

c) Đến năm 2020, hình thành 01 trung tâm hội chợ triển lãm tại khu vực thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và một số trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các khu vực có tiềm năng.

Điều 2. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Công tác quy hoạch, kế hoạch

a) Thực hiện tốt công tác xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động thương mại. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo sát đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn.

b) Trong công tác quy hoạch phải gắn kết giữa phát triển thương mại với các quy hoạch lĩnh vực khác; gắn với việc hình thành, phát triển các tuyến giao thông, khu đô thị mới; gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các quy hoạch liên quan đến sản phẩm đặc thù của tỉnh, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội miền núi, kinh tế biển, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, hệ thống phân phối, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp

a) Tiếp tục duy trì mạng lưới phân phối truyền thống, phát triển mạng lưới chợ gắn với xây dựng nông thôn mới, quan tâm thu hút các loại hình thương mại hiện đại. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương; xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định... phù hợp để hỗ trợ phát triển thương mại như: hỗ trợ về đất đai, thuế, điều kiện hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn, tín dụng.

b) Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp thương mại tăng quy mô, nâng sức cạnh tranh, hình thành một số doanh nghiệp thương mại lớn tham gia vào hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại có khả năng điều tiết và bình ổn thị trường trong tỉnh.

[...]