Quyết định 2423/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”

Số hiệu 2423/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/08/2016
Ngày có hiệu lực 30/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2423/QĐ-UBND

An Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 166/TTr-SKHĐT ngày 16 tháng 8 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

a) Đối với phát triển mạng lưới chợ:

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh vừa phù hợp, vừa thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thị, thành phố. Đồng thời, phát triển mạng lưới chợ vừa phù hợp với quy hoạch s dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, vừa góp phần thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành thương mại của tỉnh cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh một mặt thích ứng với trình độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước, mặt khác là cơ sở để dẫn dắt thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, kích thích và định hướng tiêu dùng của cư dân (đặc biệt ở khu vực nông thôn). Từ đó, hướng tới không chú trọng phát triển vào số lượng và qui mô chợ, mà tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của chợ.

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh kết hợp chặt chẽ với trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, tăng cường giao lưu văn hóa và hợp tác giữa các địa phương, vùng miền, phòng chống buôn lậu và bảo vệ môi trường.

b) Đối với phát triển mạng lưới siêu thị, TTTM:

Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch đô thị và khu dân cư, quy hoạch hệ thống giao thông.

Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng văn minh, hiện đại để một mặt đảm bảo phát triển hài hòa trong tổng thể không gian thương mại giữa hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, của hàng tự chọn...) và truyền thống (chợ, cửa hàng, bách hóa...) thể hiện quan hệ tương hỗ và bổ trợ cho nhau, mặt khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng văn minh của cư dân trên địa bàn.

Phát triển hệ thống mạng lưới siêu thị, TTTM trên cơ sở thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước, phục vụ sản xuất tiêu dùng trên địa bàn và khách vãng lai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu cơ bản của phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng; nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất; đảm bảo cho các thị trường hàng hóa phát triển ổn định; huy động tối đa mọi nguồn lực vào công tác đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong đó ưu tiên, đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hiện có, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế theo quy định, kết hợp với xây dựng mới các chợ, siêu thị, trung thương mại với số lượng, loại hình, cơ cấu, qui mô… phù hợp với sự phát triển của các hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn; chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu các nguy cơ gây tác hại đến môi trường trong hoạt động của chợ, siêu thị, TTTM trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Đối với mạng lưới chợ:

Đến năm 2025, sẽ nâng cấp cải tạo 108 chợ, xây mới trên nền cũ 22 chợ, di dời, xây mới 27 chợ và phát triển mới 51 chợ; Xây mới và đưa vào hoạt động ít nhất một chợ đầu mối nông sản trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đối với 77 chợ và cải tạo hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải của 96 chợ; Đảm bảo mỗi chợ phục vụ 7.800 dân, bán kính phục vụ không quá 2km/chợ; Đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu của hộ kinh doanh cố định tại chợ đến năm 2025 đạt 12 m2/hộ; 100% số chợ đạt chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; số hộ kinh doanh cố định trung bình/chợ đến năm 2020 sẽ là 130-140 hộ/chợ.

Đảm bảo tỉ trọng bán lẻ hàng hóa qua mạng lưới chợ trong tỉnh sẽ chiếm khoảng 50-60% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ vào năm 2020, 45- 50% vào năm 2025. Trong đó, tỷ trọng hàng nông sản, thực phẩm lưu thông qua mạng lưới chợ khoảng 60 - 65%. Hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, các xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới sẽ có ít nhất 1 chợ có công trình đạt chuẩn được quy định tại Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật vào xây dựng và thiết kế chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp trên chợ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chợ trên cơ sở đổi mới mô hình kinh doanh chợ, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, nội dung quản lý Nhà nước về chợ.

* Đối với mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

Nâng cấp cải tạo 03 siêu thị và phát triển mới 25 siêu thị (trong đó 23 siêu thị giai đoạn 2016 - 2020, 05 siêu thị giai đoạn 2021 - 2025); Tiếp tục hoàn thiện và phát triển mới 08 trung tâm thương mại (trong đó 05 trung tâm thương mại giai đoạn 2016 - 2020, 03 trung tâm thương mại giai đoạn 2021 - 2025); Tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh chiếm 10-15% tổng mức bán lẻ hàng hóa đến năm 2020. Đến năm 2025, tỷ trọng này tăng lên và chiếm khoảng 15-20% tổng mức bán lẻ trên địa bàn toàn tỉnh; 100% hàng hóa bán qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh được dán nhãn hàng hóa, thường xuyên kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác liên quan đến hàng hóa.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ