Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2016 về triển khai Quyết định 401/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 71/KH-UBND
Ngày ban hành 14/05/2016
Ngày có hiệu lực 14/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 401/QĐ-TTG NGÀY 14/3/2016

Thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Tạo sự chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và việc xây dựng cơ chế chính sách, bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội.

c) Không ngừng nâng cao năng lực hoạt động, tạo điều kiện để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đtín dụng chính sách xã hội của Nhà nước thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp và trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội các cấp, hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp tỉnh, huyện đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hơn na nhận thức của cán bộ, công chức viên chức các tng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác đối với các chủ trương, chính sách của Đng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.

c) Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, hỗ trợ, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc đ Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện hiệu qucác chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. UBND các cấp nâng cao trách nhiệm, tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hi trên địa bàn, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đu xác định là một trong nhng nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp chính quyn.

b) Thường xuyên kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trNgân hàng chính sách xã hội các cấp, Ban giảm nghèo cấp xã, nhm nâng cao chất lượng hoạt động, tham mưu, giúp việc cho y ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo điu hành.

c) Chỉ đạo Trưởng thôn, ban, tổ dân phố phối hợp cùng Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; thường xuyên quan tâm đôn đốc người vay trnợ, tr lãi ngân hàng đầy đ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý thu hồi các khon nợ đến hạn, quá hạn, nợ xu, đặc biệt những món nợ có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, ỷ lại. Gn trách nhiệm của chính quyn các cấp trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo công tác điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đđiều kiện vay vốn theo quy định.

d) Chỉ đạo việc bình xét đối tượng vay vốn theo đúng quy định; tổ chức phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, tạo việc làm, hoạt động đào tạo nghề, huấn luyện kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhằm giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống và trả nợ được Ngân hàng.

e) Thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, đặc biệt quan tâm bố trí nơi giao dịch cho Tổ giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động nơi giao dịch cho Tổ giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động định kỳ hàng tháng tại Điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã, đảm bảo an toàn, thuận lợi, hiệu quả.. Hàng năm trên cơ sở cân đối ngân sách cấp mình, chính quyền các cấp bố trí ngân sách bổ sung nguồn vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn để cho vay.

2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị -xã hội cùng tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

b) Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các sở, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu, các chương trình khác của Trung ương. Huy động các nguồn lực xã hội và các nguồn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội:

a) Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; có giải pháp chủ động thực hiện việc huy động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn chuyển sang có hiệu quả, đúng cơ chế quy định của chủ đầu tư, của ngành.

b) Thường xuyên tham mưu kiện toàn, củng c, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp tỉnh, huyện, Ban giảm nghèo cấp xã;

[...]