Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2016 triển khai Quyết định 23/QĐ-TTg về Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 44/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2016
Ngày có hiệu lực 19/01/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Xuân Đại
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 44/KH-UBND

Nghệ An, ngày 19 tháng 01 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/QĐ-TTG NGÀY 06/01/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Công văn số 12153/BCT-TTTN ngày 27/11/2015 của Bộ Công Thương về việc triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của SCông Thương tại văn bản số 16/SCT-QLTM ngày 06/01/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn s 12153/BCT-TTTN ngày 27/11/2015 của Bộ Công Thương về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tiêu thụ sản phẩm cho nông thôn, thợ thủ công sản xuất ra với giá cả phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân khu vực nông thôn. Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, việc phát triển thương mại nông thôn nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng phát triển và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, tạo tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm tới.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020, đồng thời tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện của các cấp, ngành để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

2. Yêu cầu

Các cấp, ngành phải xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Các nội dung, nhiệm vụ có thể lồng ghép với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đm bảo sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát, hoàn thiện, ban hành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại toàn quốc do Bộ Công Thương phê duyệt, Nghệ An xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại nông thôn, chủ yếu quy hoạch (chợ, kho, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi ...), trọng tâm là quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn cần bám sát các quy chuẩn hướng dẫn thiết kế của Bộ Xây dựng, kết hợp với các điều kiện cụ thể về địa lý, đặc điểm kinh tế-xã hội, dung lượng thị trường của địa phương để xác định vị trí, số lượng, qui mô cơ cấu và kiến trúc thích ứng cho từng loại hình trên từng địa bàn; Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó phân chia thực hiện cho giai đoạn từ 2016-2020 và cho từng năm.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn phải phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác trên địa bàn nông thôn.

- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu cư dân mới, các địa phương cần dành quỹ đất để xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn, vừa đáp ứng yêu cầu mua bán trước mắt và khả năng mở rộng trong tương lai.

- Trong quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, đối với các chợ tự phát, không theo quy hoạch, các địa phương phải tiến hành đánh giá và đưa vào giải tỏa; chỉ đưa vào quy hoạch và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới những chợ đang hoạt động có hiệu quả và thuộc quy hoạch; Đối với các chợ hoạt động không có hiệu quả kéo dài, không phù hợp với tập quán mua bán của dân, kết cấu bất hợp lý thì đưa ra khỏi quy hoạch và có phương án chuyển đổi mục đích sử dụng để tránh lãng phí vốn đầu tư. Công bố công khai các quy hoạch không thực hiện được theo đúng quy định.

2. Thực hiện tốt các chính sách về đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình thực tế

- Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn thôn thôn miền núi được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và s54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phvề tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách đối với thương nhân hoạt động ở địa bàn nông thôn: Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung hỗ trợ việc tham gia các hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề; tổ chức bán hàng Việt ở nông thôn, miền núi, khu công nghiệp; tiến hành các chương trình truyền thông nhằm quảng bá hàng Việt Nam và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hàng sản xuất trong nước; các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và các phương tiện thông tin đại chúng tại các địa phương có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn nắm được quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho thương nhân tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường, giá cả, nguồn vốn tín dụng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thương mại...

3. Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tăng cường kêu gọi đầu tư, kết hợp nhiều nguồn đầu tư trong đó tập trung xã hội hóa đầu tư xây dựng các dự án phát triển chợ, siêu thị để các nhà đầu tư (trong và ngoài tỉnh) yên tâm bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, siêu thị và các công trình hạ tầng liên quan.

- Tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư cùng với chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tranh thcác nguồn vốn ODA, ADB; đồng thời với chú trọng kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước. Áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế. Có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phải đơn giản hóa thủ tục vay vốn; mrộng hình thức cho vay thông qua hợp đồng kinh tế nhằm tạo điều kiện đdoanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

- Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, các chế độ chính sách bồi hoàn, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân, kết hợp với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đẩy nhanh, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các dự án.

- Đơn giản các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phvề tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

4. Nâng cao hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa sản xuất và kinh doanh

[...]