Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 71/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/03/2019 |
Ngày có hiệu lực | 21/03/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Phạm Đại Dương |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 21 tháng 3 năm 2019 |
Qua kết quả sơ kết 07 năm thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, giai đoạn 2011-2017 trên địa bàn tỉnh cho thấy các sở, ban, ngành, UBND các cấp đã có sự thay đổi về nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, đã có sự quan tâm chỉ đạo, phân công các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là: Sự phối hợp của các sở, ban, ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP còn chưa chặt chẽ, thường xuyên; một số đơn vị chức năng còn chậm triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP; cấp ủy, chính quyền địa phương có nơi, có lúc còn chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác này; còn thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực từ cộng đồng xã hội tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; nguồn kinh phí để thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; trong xã hội vẫn còn nhiều người có thái độ định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong án phạt tù... Bên cạnh đó, số người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng cũng cần được quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để họ tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tái vi phạm pháp luật. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cần được mở rộng cho cả các đối tượng trên.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng); thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
1. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; tạo điều kiện thuận lợi cho họ ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật; không kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù, góp phần ổn định tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh.
2. Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; chú trọng lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm huy động, phát huy hiệu quả tối đa các nguồn lực cho công tác này.
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù quy định tại Nghị định 80/2011/NĐ-CP.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án thành lập quỹ hỗ trợ cho những người thuộc diện tái hòa nhập cộng đồng trên cơ sở vận động các công ty, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đóng góp, ủng hộ tài chính, tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn làm kinh tế của những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng qua các phương tiện thông tin, trang thông tin điện tử, các ấn phẩm chuyên đề.
- Chỉ đạo lực lượng Công an cấp cơ sở tham mưu cấp ủy, chính quyền công tác quản lý, giáo dục người thuộc diện tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian còn án tích và hướng dẫn làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân, xóa án tích...
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thường xuyên cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các tin bài có liên quan đến các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù của Trung ương và của tỉnh Phú Yên; các điển hình tiên tiến về tái hòa nhập cộng đồng, các mô hình tái hòa nhập cộng đồng đang hoạt động có hiệu quả, các cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Báo Phú Yên, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Yên tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp về Nghị định 80/2011/NĐ-CP nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể về các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù nhằm xóa bỏ định kiến, kỳ thị và quan tâm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn Đài truyền thanh cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc, sản xuất, kinh doanh.
4. Sở Tư pháp
Tổ chức thực hiện tốt các quy định về cấp phiếu lý lịch tư pháp; kịp thời cập nhật thông tin đối với các trường hợp chấp hành xong án phạt tù đã được xóa án tích, để đảm bảo cho những người này có đầy đủ các quyền về nhân thân của họ khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
- Chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện rà soát và lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong án phạt tù khi có đủ điều kiện theo luật định.
- Phối hợp với chính quyền cơ sở nơi người chấp hành xong án phạt tù cư trú, nắm bắt điều kiện về tài sản của họ làm cơ sở lập hồ sơ miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước và đương sự theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp thực hiện công tác miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người chấp hành xong án phạt tù khi có đủ điều kiện theo quy định; phối hợp Trại tạm giam, Nhà tạm giữ giải quyết các khoản tiền của phạm nhân còn tồn tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tạo điều kiện cho phạm nhân thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của mình sau khi chấp hành xong án phạt tù.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng; căn cứ điều kiện và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn tài chính để thành lập quỹ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.