Kế hoạch 2489/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 2489/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2019
Ngày có hiệu lực 14/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2489/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 14 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 33/CT-TTG NGÀY 05/12/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ

Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Chỉ thị số 33/CT-TTg).

2. Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đng đối với người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người chp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng) về cư trú tại địa phương.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với người chấp hành xong án phạt tù về địa phương tái hòa nhập cộng đồng ổn định cuộc sống; có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt, đồng thời tạo việc làm giúp họ yên tâm làm ăn, lao động trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội.

4. Xác định rõ nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể, thời gian thực hiện cho các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, bảo đảm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg nghiêm túc, có hiệu quả.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, triển khai đến cán bộ chủ chốt các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Nhân dân biết, thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

2. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và mỗi cá nhân tổ chức thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg.

3. Chính quyền các cấp tổ chức, tiếp nhận, quản lý người chấp hành xong án phạt tù đúng theo quy định của pháp luật. Các ngành, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có điều kiện ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm tội.

4. Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ, chính sách, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, người được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.

5. Ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Vận động, khuyến khích việc tiếp nhận họ vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.

6. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, góp phần thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh

- Chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2011/NĐ-CP; phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế, chính sách, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; tăng cường phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về công tác tái hòa nhập cộng đồng qua các phương tiện thông tin, trang thông tin điện t, Truyền hình ANTT...

- Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, chú trọng công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa tái phạm tội; xây dựng, nhân rộng các mô hình, cá nhân điển hình trong công tác tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường phối hợp với các ngành nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, truyền nghề cho phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam, nhà tạm giữ, trại viên tại cơ sở cai nghiện.

- Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, đề xuất việc thành lập các loại hình Quỹ xã hội để quản lý, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP trong từng giai đoạn.

2. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội và Nhân dân trong việc xóa bỏ định kiến, kỳ thị và quan tâm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, khích lệ, nhân rộng những mô hình hiệu quả, cá nhân đin hình trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị chức năng có liên quan triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; nghiên cứu, hướng dẫn việc đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho phạm nhân trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ, người chấp hành xong án phạt tù, trại viên tại cơ sở cai nghiện.

4. Sở Tư pháp

Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

[...]