Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 71/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2017
Ngày có hiệu lực 05/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Lê Văn Tâm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 1534/QĐ-LĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả đối với các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nhằm đạt được mục tiêu của Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016.

2. Yêu cầu

Xác định rõ các nội dung hoạt động, hình thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện, trách nhiệm chủ trì và công tác phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong các hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phù hợp với từng nhóm đối tượng, phạm vi thực hiện và tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố. Đảm bảo tính liên tục, liên kết giữa các nhiệm vụ, hoạt động thuộc Đề án.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm lồng ghép các nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án liên quan tại cơ quan, đơn vị, địa phương và thực hiện các nội dung cụ thể sau:

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và người dân về chính sách, pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội

a) Hoạt động 1

- Nội dung:

+ Triển khai các hoạt động, chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12); tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11) và “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” (tháng 6).

+ Tổ chức Hội thi, Diễn đàn, câu lạc bộ, sân chơi… tìm hiểu về các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong cộng đồng dân cư; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng các chuyên mục truyền thông với các chuyên đề về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Cơ quan thực hiện:

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn triển khai chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” và hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Nông dân thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch phối hợp việc lồng ghép nội dung về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới trong chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”;

+ Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm

b) Hoạt động 2

- Nội dung:

+ Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

+ Biên soạn, in ấn tờ rơi, tờ bướm, pa-nô, áp phích, tài liệu và các sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.

+ Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên môi trường mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh…

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lao động xã hội, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.

[...]