Kế hoạch 70/KH-UBND sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước năm 2024 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 70/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2024
Ngày có hiệu lực 15/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 03 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC NĂM 2024

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước; Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 28/8/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Chương trình hành động số 54-CTr/TU ngày 12/3/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Đề án số 16-ĐA/TU ngày 22/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy một số đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 15/6/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án số 16-ĐA/TU;

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước năm 2024, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cụ thể hóa nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch nhằm triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp DNNN, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện sắp xếp DNNN, thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.

2. Yêu cầu:

- Việc sắp xếp, đổi mới DNNN, thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng các nội dung, yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Trong quá trình thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN, thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động bình thường của các doanh nghiệp. Đồng thời quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của CBCCVC, công nhân viên, tập thể người lao động; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đối tượng dôi dư sau sắp xếp trong các cơ quan, đơn vị.

II. Nội dung:

1. Duy trì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc:

Riêng đối với 04 Công ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi: Liễn Sơn, Lập Thạch, Phúc Yên và Tam Đảo sẽ thực hiện sáp nhập thành 02 đầu mối (sáp nhập Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên vào Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn; sáp nhập Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo vào Công ty TNHH MTV Thủy lợi Lập Thạch) theo Đề án số 16-ĐA/TU ngày 22/12/2022 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về việc sắp xếp tổ chức bộ máy một số đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 15/6/2023 của UBND tỉnh theo quy định sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương về việc sáp nhập nêu trên.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Quản lý có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Triển khai thực hiện thoái 100% vốn Nhà nước đối với 02 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Tư vấn, kiểm định chất lượng và Xây dựng công trình Vĩnh Phúc và Công ty cổ phần Quản lý và Sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc) theo quy định tại Mục 1, Phụ lục III, Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng lộ trình thoái vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần có vốn Nhà nước.

4. Thực hiện giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại 02 doanh nghiệp (gồm: Công ty cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc; Công ty cổ phần Nước sạch Vĩnh Phúc) theo quy định tại Mục 2, Phụ lục III Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án đối với phần vốn góp nhà nước tại Công ty TNHH Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất và Phát triển nông nghiệp Wineco - Tam Đảo.

5. Kiểm tra, rà soát hiện trạng nhà, đất của các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và của các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo điều kiện chuyển thành Công ty cổ phần, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

6. Thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

7. Trình ban hành danh mục và thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành Công ty cổ phần theo đúng quy định tại Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ.

8. Thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thành lập và quản lý.

9. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước để đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm tra; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

10. Các Sở, ngành, địa phương cần tích cực, kịp thời nắm bắt tình hình nhất là những khó khăn, vướng mắc lớn, là điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, khẩn trương giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vấn đề phát sinh mới.

[...]