Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2023 về sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 166/KH-UBND
Ngày ban hành 06/06/2023
Ngày có hiệu lực 06/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Hà Minh Hải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/KH-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố giai đoạn 2022-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022. Thành phố chỉ tập trung nắm giữ vốn tại các doanh nghiệp có vai trò quan trọng, hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt, thiết yếu đảm bảo an sinh, xã hội, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh.

- Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN, tạo điều kiện để DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, có vai trò dẫn dắt, mở đường cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ lớn, quan trọng của Thủ đô; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

- Việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, thực chất và hiệu quả. DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và năng lực cạnh tranh của các DNNN; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được xây dựng theo hướng tinh gọn, thu nhập của người lao động được đảm bảo; các DNNN yếu kém, thua lỗ, những dự án, công trình của doanh nghiệp chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả được xử lý dứt điểm.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

II.1 - Số lượng doanh nghiệp sắp xếp lại giai đoạn 2022-2025

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025, thành phố Hà Nội thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố giai đoạn 2022-2025 như sau:

1. Duy trì hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: 18 doanh nghiệp (mục I phần A Phụ lục đính kèm).

2. Cổ phần hóa: 02 doanh nghiệp (mục II phần A Phụ lục đính kèm).

3. Sáp nhập: 01 doanh nghiệp (mục III phần A Phụ lục đính kèm).

4. Thoái toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại 23 doanh nghiệp (mục IV phần A Phụ lục đính kèm).

5. Giữ nguyên phần vốn nhà nước đầu tư tại 04 doanh nghiệp (mục V phần A Phụ lục đính kèm).

6. Rà soát, xây dựng phương án riêng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 04 doanh nghiệp (phần B Phụ lục đính kèm).

II.2 - Phân công nhiệm vụ các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

a) Nhiệm vụ chung

Các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Thành phố có trách nhiệm:

- Chủ động liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn và hoàn tất thủ tục pháp lý về đất đai theo quy định (Quyết định giao đất/cho thuê đất; Hợp đồng thuê đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

- Rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công (được sửa đổi tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021) báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tài chính) phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính) phê duyệt theo quy định.

- Chủ động rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, tài sản, đất đai, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; định kỳ báo cáo Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có), trong đó nêu rõ tình hình triển khai, kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án xử lý.

b) Nhiệm vụ cụ thể

[...]