Kế hoạch 672/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 672/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2022
Ngày có hiệu lực 22/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 672/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030"; Văn bản số 17/BNN-TY ngày 05/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật

- Quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và đạt trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Tiêm phòng vắc xin Dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và đạt 80% đối với giai đoạn 2026 - 2030.

- Trên 70% số huyện, thành phố giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại trong giai đoạn 2022 - 2025 và trên 90% đối với giai đoạn 2026 - 2030.

b) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người

- 100% các huyện, thành phố có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người.

- 100% các huyện, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng Dại do động vật cắn được báo cáo thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.

- 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng đủ sau phơi nhiễm.

- Đến năm 2025, không còn huyện, thành phố có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người; đến 2027 không còn huyện, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh Dại trên người.

- Đến năm 2025, giảm 50% số người bị tử vong do bệnh Dại so với giai đoạn 2017- 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

II. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

1. Quản lý đàn chó, mèo

a) Chủ nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nuôi nhốt, xích, giữ chó, mèo trong khuôn viên của gia đình; chó, mèo khi đưa ra khởi nhà phải được xích, đeo rọ mõm và có người dắt để đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông, cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định; từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã

- Tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo nuôi hoặc cập nhật số liệu trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo nuôi. Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã.

- Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, chó, mèo nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo theo quy định của pháp luật.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[...]