Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2016 giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 06/10/2016
Ngày có hiệu lực 06/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Thái Bình, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG CÒN TỒN ĐỌNG.

Thực hiện Công văn số 3417/LĐTBXH-NCC ngày 7/9/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng; Công văn số 1996/NCC-CS1 của Cục Người có công về việc Kế hoạch triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng;

Căn cứ tình hình thực tế hồ sơ tồn đọng người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Căn cứ các quy định của pháp luật để xem xét xác nhận hồ sơ người có công với cách mạng đang tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo người có công được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định, từng bước tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

- Đẩy mạnh việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực người có công.

2. Yêu cầu:

- Việc giải quyết chính sách đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

- Đề cao trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, các cơ quan, đơn vị trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

II. Đối tượng và một số quy định chung:

1. Đối tượng: Tất cả những hồ sơ người có công đang còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh theo kết quả Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015 theo Chỉ thị s23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và hồ sơ đề nghị xác nhận người có công đã được lập thời gian trước đây chưa được xem xét giải quyết.

2. Một số quy định chung:

- Trách nhiệm, thẩm quyền lập hsơ, xác nhận và giải quyết chế độ thực hiện theo các quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản quy định của Bộ, ngành trung ương về đối tượng người có công.

- Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được thực hiện ở địa phương nơi đối tượng tham gia cách mạng hoặc nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng (trường hợp hoạt động thoát ly). Trường hợp người có công hoặc người lập hồ sơ đã chuyển tới nơi cư trú ở địa phương khác thì địa phương nơi lập hồ sơ trước đây có trách nhiệm xem xét giải quyết, không chuyển hồ sơ tới nơi cư trú mới để giải quyết tồn đọng.

- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công các cấp được thành lập có sự tham gia của đại diện các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, đảm bảo sự minh bạch, công khai thông qua việc làm rõ thêm các nội dung trong hồ sơ người có công để đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp.

- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công họp công khai, biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có đủ số thành viên dự họp và ký biên bản thng nht đề nghị xác nhận. Nghiêm cấm việc không tổ chức họp mà các thành viên ký tên vào biên bản xét duyệt hồ sơ.

III. Nội dung thực hiện

1. Thành lập Ban chỉ đạo, kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công và tổ công tác:

1.1. Cấp tỉnh:

1.1.1. Thành lập Ban chỉ đạo xác nhận người có công do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khi văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; đng chí Giám đc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Ủy viên thường trực.

Các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, SNội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Trưởng Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của tỉnh, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh.

1.1.2. Thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo (tổ xác minh): Do đồng chí Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách lĩnh vực người có công làm tổ trưởng; thành viên gồm: Đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Người có công của sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chính sách - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh.

1.2. Cấp huyện:

Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa xã hội làm Phó trưởng ban; đồng chí Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm ủy viên thường trực. Các thành viên khác gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Ban Tổ chức huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Ban chỉ đạo thành lập Tổ giúp việc do đồng chí Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách lĩnh vực Người có công làm tổ trưởng, thành viên gồm đại diện các đơn vị liên quan ở huyện.

1.3. Cấp xã:

[...]