Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2015 triển khai Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Lào Cai đến hết năm 2020

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2015
Ngày có hiệu lực 27/03/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Thanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 03 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến hết năm 2020 (sau đây gọi chung là Chương trình 215/QĐ-TTg);

Thực hiện Hướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai Chương tnh hành động Quốc gia về phòng, chng bạo lực gia đình đến hết năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến hết năm 2020 trên địa bàn tnh Lào Cai như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp; các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tùng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015 đạt từ 85% và đến năm 2020 đạt từ 95% trở lên số hộ gia đình trong tỉnh được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến năm 2015 đạt t50% và đến năm 2020 đạt từ 90% trở lên số cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến năm 2015 đạt t60% và đến năm 2020 đạt từ 90% trở lên số cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thcấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến năm 2015 đạt từ 30% trở lên và đến năm 2020 đạt 97% cơ quan cấp tnh có liên quan đến hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, có báo cáo viên cấp tnh về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến năm 2015 đạt từ 70% và đến năm 2020 đạt từ 90% trở lên số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

- Đến năm 2015 đạt từ 90% và đến năm 2020 đạt từ 95% trở lên s ngưi có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

- Đến năm 2015 đạt t40% và đến năm 2020 đạt từ 70% trở lên số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chng bạo lực gia đình.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, kiện toàn và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nghiên cứu việc xây dựng, hình thành mạng lưi cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Đánh giá các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu chuyn các mô hình hoạt động có hiệu quả thành nhiệm vụ thường xuyên. Biu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chng bạo lực gia đình.

- Xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy đnh của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành; đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện sơ kết tình hình thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình vào năm 2015 và tng kết vào năm 2020.

2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình

- Thực hiện việc đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, như:

+ Hằng năm, các cơ quan chuyên môn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Xây dựng tài liệu chuyên đề, t rơi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp tại gia đình, cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình

[...]