Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 66/KH-UBND về kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2020
Ngày có hiệu lực 10/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Lý Thái Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 10 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2020;

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC năm 2020, cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA

1. Mục đích

- Kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động kiểm soát TTHC năm 2020 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ và tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, để kịp thời hướng dẫn cơ quan, đơn vị được kiểm tra triển khai, thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định.

- Kiểm tra nhằm đánh giá những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát TTHC; xử lý, ngăn chặn những trường hợp tự đặt ra TTHC, các loại hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC; kịp thời phát hiện các bất cập để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định; biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, công chức đầu mối các đơn vị trong công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC mà trọng tâm là giải quyết TTHC phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

Công tác kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động chuyên môn bình thường của đơn vị được kiểm tra.

3. Phạm vi kiểm tra

- Kiểm tra định kỳ: Trực tiếp kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC và việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC.

- Đối với các cơ quan, đơn vị không thuộc danh sách kiểm tra theo Kế hoạch có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC của cơ quan, đơn vị mình và báo cáo về Văn phòng đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh trước ngày 30/10/2020 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

II. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA

1. Thành phần đoàn kiểm tra

- Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên do UBND tỉnh Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

- Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra được mời một số cơ quan, đơn vị khác và các cơ quan thông tấn, báo chí cử cán bộ tham gia hoạt động của đoàn kiểm tra.

2. Thành phần cơ quan, đơn vị được kiểm tra

- Đối với sở, ban, ngành: Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc); Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn phòng); công chức đầu mối kiểm soát TTHC và lãnh đạo các phòng, ban liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC.

- Đối với UBND cấp huyện: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch); Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn phòng); công chức đầu mối kiểm soát TTHC và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC.

- Đối với UBND cấp xã: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) và cán bộ, công chức phụ trách các lĩnh vực có TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp; công chức đầu mối kiểm soát TTHC của xã, công chức đầu mối kiểm soát TTHC của cấp huyện (cùng tham gia).

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA

[...]