Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 18/06/2020
Ngày có hiệu lực 18/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Cà Mau, ngày 18 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TRIỂN KHAI THỎA THUẬN TOÀN CẦU VỀ DI CƯ HỢP PHÁP, AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM); Căn cứ Công văn số 1378/BNG-LS ngày 20/4/2020 của Bộ Ngoại giao về việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận GCM;

Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM được thực hiện trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2030[1] gồm 05 nhiệm vụ trọng tâm[2], hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế, tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

Kế hoạch có giai đoạn triển khai tương đối dài và bao trùm các khía cạnh đa chiều của vấn đề di cư quốc tế, có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, để triển khai thực hiện hiệu quả Thỏa thuận GCM trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bám sát mục đích, yêu cầu theo Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Thỏa thuận GCM; góp phần thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Global Compact for Sale, Orderly and Regular Migration - Thỏa thuận GCM) phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Thỏa thuận GCM tại địa phương phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với chính sách, pháp luật, tình hình thực tiễn và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đảm bảo đúng lộ trình, tiến độ triển khai, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trong đó lồng ghép yếu tố giới và phát triển bền vững.

- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai Thỏa thuận GCM cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đầy đủ đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế.

2. Tăng cường năng lực trong triển khai Thỏa thuận GCM.

3. Thu thập thông tin, dữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam.

4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện Thỏa thuận GCM.

5. Nghiên cứu, dự báo về tình hình, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến các vấn đề di cư.

6. Lồng ghép thực hiện Kế hoạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm giảm thiểu các nhân tố dẫn đến tình trạng di cư trái phép, mua bán người.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Thỏa thuận GCM.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Văn phòng UBND tỉnh

- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể trong việc thu thập thông tin về di cư quốc tế tại địa phương, nhằm theo dõi và nắm chắc tình hình công dân địa phương di cư ra nước ngoài và người nước ngoài tại địa phương, đảm bảo:

+ Nắm chắc tình hình an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động di cư tại địa phương, đề xuất giải pháp phù hợp; chủ động theo dõi, rà soát, cập nhật thông tin, dữ liệu về di cư quốc tế (lao động; học tập; kết hôn có yếu tố nước ngoài; nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; di cư trái phép; mua bán người; lao động cưỡng bức; người không quốc tịch; người di cư trở về, người nước ngoài tại địa phương...); tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan.

+ Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền lồng ghép các nội dung liên quan đến di cư trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở để bổ sung điều tra về tình trạng di cư (nguyên nhân di cư; ngày xuất cảnh, nhập cảnh gần nhất; quốc gia cư trú trong thời gian 5 năm trước khi diễn ra tổng điều tra dân số và nhà ở,...).

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên quan đến di cư quốc tế đã được phê duyệt phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tạo điều kiện cho người nước ngoài hòa nhập và gắn kết với cộng đồng người dân tại địa phương.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh:

[...]