Kế hoạch 643/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 643/KH-UBND
Ngày ban hành 08/11/2022
Ngày có hiệu lực 08/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 643/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 08 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 45-CTr/TU ngày 07/9/2022 của Tỉnh ủy về việc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu rộng nội dung của Chươmg trình số 45-CTr/TU ngày 07/9/2022 của Tỉnh ủy về việc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tới các cấp, ngành để triển khai thực hiện có hiệu quả.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Chương trình của Tỉnh ủy thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch thực hiện đảm bảo thắng lợi, tạo ra kết quả cụ thể theo từng giai đoạn.

3. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành từng nội dung cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp chủ lực được triển khai đều có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác.

- Phấn đấu đến năm 2030:

+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được quản lý bằng bộ công cụ chuyển đổi số, đáp ứng với yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, được đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ.

+ Có ít nhất 03 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp huyện/tiềm năng được áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ ở tất cả các khâu trong tạo giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh.

+ Triển khai được 03 đến 05 mô hình do doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác chủ trì ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, tham gia sản xuất 03 sản phẩm nông nghiệp chủ lực với quy mô đủ lớn, ứng dụng công nghệ số hoặc mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng được mục tiêu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh.

- Hình thành được từ 01 đến 02 “Trung tâm sản xuất một số giống cây trồng chủ lực chất lượng cao” thuộc doanh nghiệp đạt chuẩn ở quy mô cấp Vùng và 01 đến 02 nhà máy/cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực với công nghệ tiên tiến, hiện đại có được nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế.

III. NỘI DUNG

1. Xác định các vấn đề khoa học và công nghệ cần tập trung triển khai để tiếp tục nâng cao giá trị đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh.

a) Nghiên cứu, chọn tạo và lưu giữ một số nguồn gen giống cây trồng bản địa phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhập nội các giống có tiềm năng di truyền cao, tiên tiến nhằm phục vụ việc nghiên cứu sản xuất cây giống chủ lực; nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu cao với sâu và bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; hỗ trợ tổ chức sản xuất một số giống cây trồng tập trung theo hướng xã hội hóa với phương thức công nghiệp; nghiên cứu, trang bị công cụ kiểm soát chất lượng và quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, đảm bảo mọi diện tích trồng mới đều được trồng bằng cây giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.

b) Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc các cây trồng chủ lực chuyển đổi theo hướng canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; triển khai từng bước việc quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất tiên tiến của Việt Nam và quốc tế bằng Công nghệ thực hành quản lý điện tử nông nghiệp tốt và Cổng thông tin quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường nông sản Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thực hiện tiêu chuẩn, quy trình sản xuất an toàn, chống trà trộn, gian lận mã số vùng trồng, nguồn gốc xuất xứ, sử dụng vật tư, giảm chi phí lao động và giá thành sản xuất; đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giữ ẩm, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa quá trình trồng trọt, sản xuất; nghiên cứu sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc có nguồn gốc thảo mộc, phân vi sinh. Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật trong sản xuất cây ăn quả để có biện pháp quản lý thực hành tốt.

c) Ưu tiên triển khai các nghiên cứu làm giảm tổn thất bằng công nghệ thu hái, bảo quản sau thu hoạch chuyển giao cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng, hợp tác với các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện thực hiện đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại hướng dẫn đến chế biến sâu nhằm tạo các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

d) Nghiên cứu, triển khai giải pháp khoa học và công nghệ áp dụng cho kết nối thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

2. Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ mở trong xây dựng bộ công cụ chuyển đổi số đảm bảo tích hợp và khai thác sử dụng các nguồn lực thông tin gắn với việc bảo hộ phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực

a) Rà soát, nghiên cứu thiết lập công cụ quản lý nguồn lực doanh nghiệp, khai thác sử dụng dữ liệu công nghệ, dữ liệu chuyên gia; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp phục vụ cho người dân, doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.

b) Xây dựng công cụ quản lý vận hành và đầu tư hạ tầng để hình thành đầu mối đóng vai trò trung tâm điều hành và phát triển giải pháp công nghệ để thực hiện công tác quản lý, giám sát và hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến phát triển sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.

c) Thiết lập bộ công cụ nhận diện, truy xuất nguồn gốc thông qua việc số hóa toàn bộ quy trình, từ sản xuất và thu hoạch đến nhập kho và phân phối sản phẩm áp dụng cho cả người dân và doanh nghiệp

3. Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ trong toàn bộ các khâu theo chuỗi giá trị nhằm tạo ra sự bứt phá đối với 03 sản phẩm có lợi thế của tỉnh là chanh dây, bơ và mắc ca nhằm đảm bảo phát triển thực sự bền vững, đóng góp vượt trội cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Hoàn thiện quy trình sản xuất đối với sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, sản phẩm sản xuất ở quy mô lớn; triển khai, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại và đồng bộ trong tạo lập, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc đối với từng sản phẩm; xây dựng, thiết kế phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm nông nghiệp phục vụ công tác quản lý; triển khai đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm các sản phẩm bơ, chanh dây và mắc ca của tỉnh Đắk Nông.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giữ ẩm, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng chủ lực gắn với công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa trong canh tác; sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật hại; công nghệ sản xuất, sử dụng phân vi sinh phù hợp cho phát triển cây chanh dây, bơ và mắc ca đạt năng suất cao.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ