Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2020 về bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị của di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2020
Ngày có hiệu lực 14/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Dương Văn Tiến
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Yên Bái, ngày 14 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN, PHÁT HUY, QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT RUỘNG BẬC THANG MÙ CANG CHẢI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Thực hiện Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Chương trình hành động số 190-CTr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 18/10/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Yên Bái năm 2020, trên cơ sở đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 33/TTr-VHTTDL ngày 12/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị của di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động số 85-CTr/TU ngày 24/9/2014 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức của tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn tỉnh về việc bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải và huy động nhiều nguồn lực để thực hiện. Từ đó thúc đẩy phát triển du lịch khu vực miền Tây và toàn tỉnh nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.

- Các sở, ngành, đơn vị và địa phương xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Nội dung, ý nghĩa các hoạt động phải có sự gắn kết chặt chẽ, phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tôn vinh giá trị di tích, bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải; tôn tạo cảnh quan, môi trường nhằm đưa di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải và của tỉnh Yên Bái.

2. Mc tiêu cthể

Giai đoạn 2020 - 2025:

- Bảo tồn nguyên trạng khu vực vùng lõi di tích, tiếp tục mở rộng diện tích ruộng bậc thang ở những nơi có điều kiện phù hợp; lập quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải (trong đó bao gồm quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải).

- Lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Lễ mừng cơm mới của dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải đề nghị xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quc gia; tổ chức bảo tồn 03 nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, gồm: Nghề nấu rượu thóc, nghề chế tác khèn Mông; nghề thêu dệt thổ cẩm; khảo sát, điền dã, tổ chức hội thảo làm rõ giá trị bãi đá cổ huyện Mù Cang Chải.

- Thành lập 05 đội văn nghệ tại các xã nằm trong khu vực Di tích; Tổ chức các hoạt động trình diễn dân ca, dân vũ dân tộc phục vụ khách du lịch; biên tập, xây dựng, phát hành 02 phim giới thiệu các hình ảnh về di tích và văn hóa truyền thống dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.

- Tổ chức các sự kiện quảng bá giá trị của di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải và những nét đặc sắc văn hóa dân tộc Mông tỉnh Yên Bái tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng có lượng khách du lịch đông đảo trên toàn quốc và tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch thường niên, đặc sc tại huyện Mù Cang Chải. Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách du lịch đến Mù Cang Chải khoảng 250.000 lượt (tăng 60,3% so với năm 2019), trong đó khách nước ngoài khoảng 50.000 lượt.

Giai đoạn 2025 - 2030

- Phát huy và tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát huy, quảng bá hình ảnh về di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và các huyện lân cận phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng hồ sơ di tích bãi đá cổ huyện Mù Cang Chải đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh.

- Xây dựng hồ sơ danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải trình Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản của chính quyền đối với công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị di tích quốc gia đặc biệt ruộng Mù Cang Chải

- Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và người dân về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị di tích.

- Phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích; tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Thành lập Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải; xây dựng Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải; cắm mốc giới bảo vệ di tích, gắn bia di tích; lập quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải (trong đó bao gồm cả quy hoạch di tích); hướng dẫn các thôn, bản xây dựng quy ước, tổ chức ký cam kết với từng hộ gia đình có trách nhiệm bảo vệ di tích, không xâm ln, phá hoại di tích, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thành lập các tổ, đội tự quản bảo vệ khu vực di tích.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các hoạt động xâm hại tới cảnh quan di tích.

[...]