Kế hoạch 64/KH-UBND về nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Cà Mau trong năm 2016 và các năm tiếp theo

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2016
Ngày có hiệu lực 09/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Cà Mau, ngày 09 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH CÀ MAU TRONG NĂM 2016 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG (PAPI) TỈNH CÀ MAU NĂM 2015

l. Kết quả PAPI năm 2015

Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công tỉnh Cà Mau năm 2015 đạt 35,83 điểm, xếp ở nhóm đạt điểm trung bình cao so với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 04/06 Chỉ số đã tăng thứ hạng so với năm 2014. Tuy nhiên, về điểm số thì có 03/06 Chỉ số giảm điểm so với năm 2014; 04/06 Chỉ số xếp thứ hạng thấp so với cả nước, thể hiện tại bảng chi tiết sau:

Bảng kết quả chỉ số nội dung, nội dung thành phần PAPI tỉnh Cà Mau

STT

Chỉ số Nội dung

Điểm số

Điểm trung vị năm 2015

Thứ hạng so với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2014

Năm 2015

I

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

5.21

4.61

4.8

31

44

1

Tri thức công dân

0.99

0.84

0.95

 

 

2

Cơ hội tham gia

1.59

1.31

1.48

 

 

3

Chất lượng bầu cử

1.57

1.51

1.48

 

 

4

Đóng góp tự nguyện

1.06

0.95

0.85

 

 

II

Công khai, minh bạch

5.8

5.5

5.41

32

27

1

Danh sách hộ nghèo

2.36

2.16

2.18

 

 

2

Thu, chi ngân sách cấp xã/phường

1.64

1.58

1.62

 

 

3

Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù

1.79

1.75

1.66

 

 

III

Trách nhiệm giải trình với người dân

5.61

5.68

5.58

39

24

1

Hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền

1.83

1.84

1.85

 

 

2

Ban thanh tra nhân dân

1.84

1.86

1.8

 

 

3

Ban Giám sát đầu tư cộng đồng

1.94

1.98

1.88

 

 

IV

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

7.29

6.4

5.89

01

15

1

Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

1.99

1.64

1.48

 

 

2

Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công

2.06

2.04

1.75

 

 

3

Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước

1.25

1.09

0.9

 

 

4

Quyết tâm chống tham nhũng

1.99

1.63

1.69

 

 

V

Thủ tục hành chính công

6.81

6.83

6.83

35

32

1

Chứng thực/xác nhận

1.46

1.55

1.61

 

 

2

Giấy phép xây dựng

1.46

1.55

1.76

 

 

3

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.54

1.72

1.62

 

 

4

Thủ tục hành chính cấp xã/phường

1.96

1.84

1.88

 

 

VI

Cung ứng dịch vụ công

6.46

6.81

6.96

55

47

1

Y tế công lập

1.73

2.01

1.84

 

 

2

Giáo dục tiểu học công lập

1.66

1.73

1.65

 

 

3

Cơ sở hạ tầng căn bản

1.31

1.4

1.79

 

 

4

An ninh, trật tự

1.77

1.66

1.66

 

 

2. Nguyên nhân

Kết quả trên cho thấy những chỉ số PAPI của tỉnh đạt điểm số và thứ hạng thấp đều là chỉ số liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ trực tiếp của cơ quan nhà nước đối với người dân, thể hiện việc người dân ở cấp cơ sở chưa được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia, đóng góp vào các chủ trương, chính sách tại địa phương; các vấn đề liên quan đến quyền lợi, đời sống người dân chưa được cơ quan chính quyền địa phương quan tâm, công khai, minh bạch để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra; việc giải quyết thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công còn chậm, chất lượng chưa tốt, còn gây phiền hà, khó khăn, tốn kém cho người dân... Từ phân tích kết quả đánh giá nêu trên và thực tế công tác cải cách hành chính của tỉnh, nhận thấy Chỉ số PAPI của tỉnh còn thấp điểm là do nguyên nhân sau:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân còn hạn chế; ý thức về quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong tham gia vào đời sống chính trị ở cơ sở còn thấp.

- Người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực hiện Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công; chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Còn tình trạng cơ quan, địa phương yêu cầu đóng góp, hỗ trợ ngoài quy định khi chưa có sự đồng thuận đã gây bức xúc cho tổ chức, công dân.

- Chính quyền cơ sở ở nhiều nơi chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khung giá đền bù, thu hồi đất; việc thu, chi ngân sách xã, phường.

- Việc thực hiện giải trình của chính quyền với người dân về các vấn đề liên quan đến dân sinh, các khúc mắc trong đời sống hàng ngày còn rất hạn chế. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nơi còn nặng tính chủ quan, hình thức, thiếu kịp thời nên chưa giải tỏa được những bức xúc, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của người dân; hiệu quả hoạt động của các cơ chế dân cử như Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng còn nặng hình thức, kém hiệu quả nên chưa tạo được niềm tin trong nhân dân.

- Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua còn nhiều hạn chế. Có lúc, có nơi còn nặng hình thức, nể nang, thiếu kiên quyết, chưa khuyến khích được người dân mạnh dạn phản ánh, tố cáo tham nhũng, lãng phí. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn lạm dụng chức quyền trong giải quyết thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công gây phiền hà, bức xúc cho người dân.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công chứng; chứng thực còn chậm, nhiều thủ tục còn rườm rà, gây phiền hà, tốn kém; một bộ phận công chức còn hạn chế năng lực, đạo đức, thậm chí sách nhiễu nên chưa nhận được sự hài lòng của tổ chức, công dân.

Để cải thiện, nâng cao Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh Cà Mau năm 2016 và các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

II. MỤC TIÊU - YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Xây dựng nền hành chính liêm chính, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại và vì nhân dân phục vụ.

- Phấn đấu hàng năm cải thiện điểm số, thứ hạng các chỉ số nội dung của PAPI đảm bảo được xếp trong nhóm có điểm trung bình cao trở lên. Trong đó, nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở và cung ứng dịch vụ công phải đạt điểm số ở mức trung bình cao trong năm 2017.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải thiện Chỉ số PAPI.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nắm và tích cực tham gia đóng góp vào hoạt động của địa phương theo đúng quy định.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI năm 2016 và các năm tiếp theo phải thực hiện đồng bộ với Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh) và gắn với Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Có sự phối hợp tham gia mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, địa phương và sự đóng góp tích cực của mỗi công dân.

- Việc cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI phải là nhiệm vụ thường xuyên, kiên trì, liên tục của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các đơn vị cấp cơ sở.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]