Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2016
Ngày có hiệu lực 17/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Cà Mau, ngày 17 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/5/2014 thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 30/6/2015 về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, phân công cho các các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Hiện tỉnh có 19/20 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế, 09/09 huyện, thành phố và 101/101 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 1.520/1.625 thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt 93,54%; 17/20 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế, 09/09 huyện, thành phố đã ban hành quyết định công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; 129 cơ quan hành chính sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (VIC), trong đó: Xử lý văn bản đến và đi trên VIC tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh đạt tỷ lệ tương ứng là 98% và 92%, cấp huyện đạt 88% và 53%, cấp xã đạt 69% và 24%.

Việc công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, thời gian hoàn thuế đúng theo quy định đạt 96,4%; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp) theo lộ trình.

Thực hiện đăng tải 1.625 thủ tục hành chính của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, đạt 100%; 1.483 thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Trang tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 15 thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau. Triển khai thực hiện và hoàn thành dự án “Mở rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4” với quy mô cung cấp 59 dịch vụ công mức độ 3 và 05 dịch vụ công mức độ 4, triển khai tại 3 đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau.

Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cụ thể như: Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cải cách hành chính; Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015; Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2015 của tỉnh Cà Mau; Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 04/3/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2014; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 08/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau năm 2015; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bảng giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau và quy định áp dụng Bảng giá các loại đất năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa tích cực triển khai thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ được phân công; chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện hoặc chưa xác định được nhiệm vụ, giải pháp, không có sự phân công rõ ràng,... dẫn đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh chưa được cải thiện đáng kể, cũng như chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

Đtiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 theo nội dung Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 (gọi là Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Mục tiêu và nhiệm vụ chung

Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao; đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng; phấn đấu cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (gọi là Kế hoạch số 34/KH-UBND); đồng thời triển khai thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Năm 2016, chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN và năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả:

- Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2016, thời gian thực hiện một số thủ tục đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4 theo chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể:

+ Củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội.

+ Thường xuyên rà soát, kiến nghị bãi bỏ các quy định về điu kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, áp dụng nguyên tắc quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, đúng theo quy định của các Bộ, ngành Trung ương, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm. Thực hiện đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

+ Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau hoàn công,...); thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống không quá 14 ngày; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 24 tháng.

+ Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành với cơ quan Hải quan.

+ Tăng cường công tác hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Cuối năm 2016, báo cáo đánh giá kết quả đã thực hiện theo Kế hoạch số 34/KH-UBND và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại mục này.

b) Mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3:

- Tiếp tục củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội.

- Thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan dưới 70 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 33 ngày; thời gian đăng ký quyn sở hữu, sử dụng tài sản dưới 10 ngày; thực hiện tt công tác bảo vệ quyn và lợi ích nhà đầu tư; thời gian nộp thuế là 110 giờ/năm và bảo hiểm xã hội là 45 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng dưới 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 20 tháng.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PH

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

[...]