Kế hoạch 61/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, 19/2017/NQ-HĐND về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 61/KH-UBND
Ngày ban hành 09/01/2018
Ngày có hiệu lực 09/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ
NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/KH-UBND

Nam, ngày 09 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 01/NQ-CP, NGHỊ QUYẾT 19/2017/NQ-HĐND VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của HĐND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, UBND tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Các cấp, các ngành chủ động phối hợp, nâng cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và thực hiện đng bộ các giải pháp phù hợp với chủ đề năm 2018 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và tình hình thực tế địa phương nhằm hoàn thành toàn diện, vượt mức mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 thông qua.

B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2018

1. Tăng cường ổn định kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 11%

1.1. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vốn cho vay phát triển sản xuất, các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển của Chính phủ, của Tỉnh, gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

1.2. Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao. Đẩy mạnh quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; thường xuyên rà soát các cơ sở, căn cứ thu để điều chỉnh kịp thời, phù hợp; phấn đấu tăng dần tỷ trọng thu nội địa, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu thu cân đối ngân sách đạt trên 7.000 tỷ đồng, vượt trên 192 tỷ đồng so với chỉ tiêu HĐND tỉnh đã quyết nghị.

Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công. Thực hiện đng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý nợ công gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phân cấp các nguồn thu - chi ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ công theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

1.3. Tăng cường quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư công. Tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn đảm bảo hiệu quả, đúng quy định, khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ. Triển khai nhanh công tác phân bổ vốn đầu tư, công tác giải ngân ngay từ những tháng đầu năm. Ưu tiên đầu tư các công trình, dự án quan trọng của tỉnh, các công trình dở dang cần hoàn thành năm 2018, các công trình đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân, công trình bị thiệt hại do mưa lũ năm 2017; đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai các dự án đầu tư đảm bảo tiến độ.

1.4. Thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng 18,8% so với năm 2017 và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD. Tập trung phát triển thị trường trong tỉnh, khai thác và tăng khả năng tiếp cận thị trường các tỉnh lân cận để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, phn đu tng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,6% so với năm 2017.

1.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc (Tết nguyên đán, Tết Trung thu...).

1.6. Tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 442/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết s19/NQ-CP về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp.

2. Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển đô thị, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

2.1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển thành phố Phủ Lý đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai Chương trình phát triển đô thị thành phố Phủ Lý giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Tập trung khắc phục các tiêu chí còn thiếu, còn yếu để sớm đủ điều kiện xây dựng, trình phê duyệt Đề án đề nghị công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II. Hoàn thành: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng trung tâm hành chính huyện Thanh Liêm. Hoàn thiện Đề án thành lập thị trấn Hòa Hậu thuộc huyện Lý Nhân, thị trấn Nhật Tân thuộc huyện Kim Bảng.

2.2, Tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Tam Chúc; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch, Đề án của UBND tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; tập trung nguồn lực giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng tạo sức lan tỏa và kết nối phát triển và các công trình cần hoàn thành năm 2018 để phát huy hiệu quả đầu tư, như Khu du lịch Tam Chúc, tuyến đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, dự án phát triển đô thị thành phố Phủ Lý...

3. Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế

3.1. Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018.

3.2. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp, đồng thời nghiên cứu thực hiện cơ chế khoán chi đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

3.3. Cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước và bảo đảm bền vững an toàn nợ công. Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 35.440 tỷ đồng. Tranh thủ sự ủng hộ của Bộ, Ngành Trung ương về cơ chế chính sách đặc thù cho tỉnh, chủ trương thực hiện các đề án, dự án lớn... để phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và những năm tiếp theo. Tập trung làm tốt công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch, hạn chế điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước làm cơ sở đầu tư và thu hút đầu tư. Làm tốt công tác thẩm định để lựa chọn được dự án đầu tư hiệu quả, đảm bảo môi trường và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực: Đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực... trên địa bàn tỉnh.

3.4. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên, phấn đấu năng suất lao động đạt 92,7 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2017.

3.5. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp như: tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây trồng hàng hóa chất lượng cao, sản xuất sản phẩm sạch giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa sản xuất...Triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu cho nông sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với quy hoạch. Xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án1 trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh liên kết để phát triển sản xuất nông nghiệp (trong cung ứng ging, vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng và bao tiêu sản phẩm). Thực hiện tốt kế hoạch số 1136/KH-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch sản xuất nông nghiệp sạch làm vệ tinh, liên kết với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng hình thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất nông sản sạch làm vệ tinh cho công ty VinEco, Vinaseed.

- Tập trung phát triển chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa theo mô hình trang trại; phấn đấu đến cuối năm 2018, tổng đàn bò sữa trên địa bàn đạt 6.000 con, trong đó 3.600 con đang cho sữa. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,5% so với năm 2017.

- Nâng cao chất lượng, giữ vững các chỉ tiêu đối với 78 xã và 02 huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để đến cuối năm toàn tỉnh có thêm 7 xã, huyện Thanh Liêm đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Phủ Lý hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

3.6. Phát triển công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo

[...]