ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 59/KH-UBND
|
Trà Vinh, ngày
13 tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP NGÀY 01/7/2021 CỦA CHÍNH PHỦ
VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2021/QĐ-TTG NGÀY 07/7/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC
HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ
KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Nghị
quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ (Nghị quyết 68/NQ-CP) về một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19;
Thực hiện Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định
23/2021/QĐ-TTg) về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh ban hành Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định
23/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kịp thời hỗ trợ cho người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi
sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo
đời sống và an toàn cho người lao động.
- Việc triển khai thực hiện hỗ trợ đảm bảo theo phương châm: “Khẩn
trương, trách nhiệm, đúng đối tượng, đúng quy định”. Trong tổ chức thực
hiện đảm bảo công khai, có kiểm tra, giám sát, không để xảy ra sai sót hoặc bỏ sót đối tượng; tránh
tình trạng trục lợi chính sách.
II. NGUYÊN TẮC
HỖ TRỢ
- Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công
khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
- Xây dựng các tiêu chí, điều kiện
thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính
sách.
- Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính
sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một
chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối
tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II Nghị quyết
68/NQ-CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ;
- Phát huy tính chủ động của
các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai,
đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.
III.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ
1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo khoản 1 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều
1, Điều 2, Điều 3 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
2. Chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Thực hiện theo khoản 2 Mục II
Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
3. Chính sách hỗ trợ người sử dụng
lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm
cho người lao động: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Mục II Nghị quyết
68/NQ-CP và Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
4. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Thực hiện theo khoản
4 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
5. Chính sách hỗ trợ người lao
động ngừng việc: Thực hiện theo khoản 5 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều
17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
6. Chính sách
hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế: Thực hiện theo khoản 7 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 25,
Điều 26, Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
7. Chính
sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: Thực hiện theo
khoản 9 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 28, Điều 29, Điều 30 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
8. Chính sách hỗ trợ hướng
dẫn viên du lịch: Thực hiện theo khoản 9 Mục II
Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
9.
Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Thực hiện theo quy
định tại khoản 10 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP
và Điều 35, Điều 36, Điều 37 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
10. Chính sách hỗ trợ người
sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất:
Thực hiện theo quy định tại khoản 11 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP và Điều 38, Điều
39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
11. Chính sách hỗ trợ lao động
không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc
thù khác: Theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP).
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động
(lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (trường hợp tạm trú
phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận) bị mất việc làm, làm việc
trong lĩnh vực, công việc sau: thu gom rác, phế liệu; bốc vác, thợ hồ, vận chuyển
hàng hoá; xe ôm truyền thống, xe lôi đạp; bán vé số lẻ
lưu động; người giữ trẻ gia đình; người giúp việc gia đình; người làm việc tại
các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, bảo vệ dịch vụ nhỏ
lẻ, lái xe dịch vụ nhỏ lẻ, chăm sóc sức khoẻ (massage, xoa bóp y học, châm cứu),
lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, trang điểm); bán hàng rong trên đường không
có địa điểm cố định; người làm việc trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục,
giáo dục nghề nghiệp gặp khó khăn phải nghỉ việc, mất việc làm do phải tạm dừng
hoạt động theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19 từ
14 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5/2021 đến 31/12/2021.
b) Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ 01 lần.
c) Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người.
d) Thời gian hỗ trợ: Áp dụng trong thời gian thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND ngày
31/5/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện các biện
pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Chỉ thị số
06/CT-UBND ngày 29/6/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về tiếp tục
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
e) Hồ sơ và trình
tự, thủ tục:
- Hồ sơ đề nghị
theo phụ lục kèm theo (Mẫu 14) Kế hoạch này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp người
lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các
chính sách theo Kế hoạch này và ngược lại.
- Trong thời
gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát và
lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
cùng cấp và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công
khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc; tổng hợp
danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời
gian 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện
chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân
dân tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Đính kèm phụ lục chi tiết)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Tổ
chức vận động, tuyên truyền
- Quán
triệt thống nhất tư tưởng chỉ đạo thông suốt trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến
cơ sở việc thực hiện Nghị quyết
68/NQ-CP và thực hiện Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Tích cực
vận động tuyên truyền vận động với các cơ quan thông tấn,
báo chí, tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các nội dung về đối tượng, mức
hỗ trợ; tuyên truyền để người thụ hưởng sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng mục
đích.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/7/ 2021 đến
ngày 30/7/2021.
2. Tổ
chức Hội nghị triển khai và tập huấn hướng dẫn chuyên môn
a) Tổ
chức Hội nghị triển khai
- Chủ
trì: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nội
dung triển khai: Nội dung Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về
việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và một số văn bản
hướng dẫn có liên quan.
- Đối tượng:
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Văn hóa Xã hội (HĐND tỉnh); Ủy ban MTTQVN tỉnh;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền
thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Cục Thuế tỉnh;
Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
b) Tổ
chức tập huấn chuyên môn
- Đơn vị
tập huấn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các ngành có
liên quan.
- Nội
dung tập huấn: Triển khai tập huấn cụ thể 12 nhóm chính sách được quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng
lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và một số văn bản hướng dẫn có liên
quan.
- Đối tượng tập huấn: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện,
thị xã, thành phố; Các phòng (cấp huyện): Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Văn hóa -
Thông tin; Bảo hiểm xã hội; Chi cục Thuế; Ngân hàng Chính sách xã hội và Ủy ban
nhân dân cấp xã.
- Số lượng
lớp tập huấn: Mỗi huyện, thị xã, thành phố tổ chức 01 lớp, thời gian 01 ngày, tổ
chức giữa tháng 7/2021.
3. Tổ
chức rà soát, lập danh sách đối tượng hỗ trợ
Sau khi tập
huấn các đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát lập danh từng nhóm đối
tượng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện.
Thời gian
triển khai: Từ ngày 15/7/2021 đến ngày 30/7/2021.
Kinh phí
tập huấn: Sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội năm 2021.
4. Kiểm
tra, giám sát: Từ tỉnh đến cơ
sở tổ chức thành lập đoàn, tổ công công tác tiến hành kiểm tra, giám sát bắt đầu
từ ngày 15/7 đến khi các đối tượng đã thụ hưởng xong các chính sách; tăng cường
công tác hậu kiểm, khi có vấn đề phát sinh khiếu nại, tố cáo.
5. Chế
độ thông tin, báo cáo
- Các đối
tượng khác có báo báo số liệu sơ bộ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 15/7/2021; xác lập danh sách chính thức cuối tháng 7/2021.
- Các Sở,
ngành, địa phương báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện việc triển khai và hỗ trợ trước ngày 20 hàng
tháng.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ
trợ cho các đối tượng được bố trí trong dự toán ngân sách địa phương từ các nguồn
chi đảm bảo xã hội, nguồn dự phòng ngân sách địa phương, nguồn ngân sách Trung
ương phân bổ, nguồn cải cách tiền lương còn dư, nguồn Quỹ dự trữ tài chính và
nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực
hiện cho người sử dụng lao động vay để trả lương cho người lao động trong thời
gian ngừng việc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính
sách xã hội theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp,
đơn vị, cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; kịp thời giải đáp
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp các đối
tượng lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối
tượng đặc thù khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng không được hỗ trợ
theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Tổng hợp,
báo cáo tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng theo quy định; kịp
thời hướng dẫn hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền các giải
pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đảm
bảo đúng quy định hiện hành.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế
Chủ trì, phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên
quan tham mưu triển khai thực hiện nội dung tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg và Kế hoạch này cho Doanh nghiệp và người lao động trong phạm
vi mình quản lý.
3. Sở
Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc cân đối, bố trí, phân bổ
ngân sách để đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ; hướng dẫn thực hiện việc
thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản hiện hành.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp
các đối tượng lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một
số đối tượng đặc thù khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng không được hỗ
trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Kết thúc đợt chi trả, xác định nhu cầu kinh
phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, phần ngân sách địa phương đảm bảo, phần đề nghị
ngân sách Trung ương hỗ trợ; tổng hợp, báo cáo (kèm theo bảng kê chi tiết các
quyết định chi ngân sách địa phương có xác nhận số thực chi từ ngân sách nhà nước
của Kho bạc Nhà nước) gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
4. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu triển khai thực
hiện nội dung tại điểm 9 Nghị quyết số 68/NQ-CP, Chương VIII của Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát
thanh và Truyền hình Trà Vinh, Báo Trà Vinh và các cơ quan thông tấn, báo chí,
tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các nội dung về đối tượng, mức hỗ trợ;
tuyên truyền để người thụ hưởng sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng mục đích.
6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh,
Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh: Phối hợp, triển khai thực hiện các nội
dung theo thẩm quyền đúng quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Mục II Nghị quyết số
68/NQ-CP; Chương II, Chương IX, Chương X Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và nội
dung Kế hoạch này.
7. Các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Khẩn trương xây
dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ có liên quan; làm tốt công tác hướng
dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về các cơ chế,
chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; chủ động
phối hợp xử lý những vướng mắc phát sinh, định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình
thực hiện, đề xuất giải pháp, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 20 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức
thành viên tham gia phổ biến, phối hợp triển khai và giám sát trong quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
9.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng tại địa
phương theo đúng quy định.
- Thành lập
Tổ giúp việc gồm các ngành liên quan và chỉ đạo việc rà soát, lập danh sách đối
với các nhóm đối tượng đảm bảo đúng đối tượng, không bị
trùng lắp trong quá trình xét duyệt và chi trả; thực hiện đúng theo quy định hiện
hành.
- Chủ động
sử dụng nguồn lực của địa phương để tổ chức thực hiện. Trường hợp có khó khăn về
nguồn ngân sách thì báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn khẩn trương tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- BLĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Hẳn
|
PHỤ LỤC
(Kèm theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 13 tháng 7
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Mẫu số 01
|
Đề nghị hỗ trợ của người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
|
Mẫu số 02
|
Phương án
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho
người lao động
|
Mẫu số 03
|
Đề nghị hỗ
trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm
cho người lao động
|
Mẫu số 04a
|
Quyết định
về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm cho người lao động
|
Mẫu số 04b
|
Quyết định
về việc thu hồi kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
|
Mẫu số 05
|
Danh sách
người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương
|
Mẫu số 06
|
Danh sách
người lao động ngừng việc
|
Mẫu số 07
|
Đề nghị hỗ trợ của
người lao động chấm dứt hợp đồng lao
động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp
|
Mẫu số 08a
|
Danh sách
F0, F1 phải điều trị, cách ly y tế
|
Mẫu số 08b
|
Danh sách
trẻ em thuộc diện F0, F1 được hỗ trợ
|
Mẫu số 08c
|
Danh sách
F0, F1, trẻ em nhận hỗ trợ
|
Mẫu số 09
|
Danh sách
viên chức hoạt động nghệ thuật đề
nghị hỗ trợ
|
Mẫu số 10
|
Đề nghị hỗ
trợ của người lao động là hướng dẫn viên du lịch
|
Mẫu số 11
|
Đề nghị hỗ
trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do dịch Covid-19
|
Mẫu số 12a
|
Đề nghị
vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động
|
Mẫu số 12b
|
Đề nghị
vay vốn trả lương phục hồi sản xuất
(áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động)
|
Mẫu số 12c
|
Đề nghị
vay vốn trả lương phục hồi sản xuất (áp
dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng
không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng)
|
Mẫu số 13a
|
Danh sách
người lao động bị ngừng việc do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19
|
Mẫu số 13b
|
Danh sách
người lao động được người sử dụng
lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người
sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động)
|
Mẫu số 13c
|
Danh sách
người lao động được người sử dụng
lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người
sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch
vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)
|
Mẫu số 14a
|
Đề nghị hỗ trợ dành cho người lao động không có giao kết
hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh
hưởng của dịch Covid-19
|
Mẫu số 14b
|
Danh sách người lao động không có giao kết hợp đồng
lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19
|
* Ghi
chú: Từ mẫu số 01 đến mẫu số
13 thực hiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng
Chính phủ.
Mẫu số 14a
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Dành cho người lao động không có giao kết hợp đồng
lao động
(lao động tự do) bị mất việc làm
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn)…………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và
tên: ……………………. Ngày, tháng, năm sinh: ……/……/……...
2. Dân tộc: ……………………………… Giới
tính: …………………………….
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ
căn cước công dân/Hộ chiếu số: ……………
Ngày cấp: ……/……./………………… Nơi
cấp: ……………………………..
4. Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………….
Nơi thường
trú: …………………………………………………………………..
Nơi tạm
trú: ………………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM
1. Công việc chính 1:
□ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ
không có địa điểm cố định
□ Thu gom rác, phế liệu
□ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
□ Lái xe mô tô 2 bánh chở
khách, xe xích lô chở khách
□ Bán lẻ vé số lưu động
□ ………………………………….
□ Tự làm hoặc làm việc tại hộ
kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe
2. Nơi làm việc 2:
3. Thu nhập bình quân
tháng trước khi mất việc làm: ……………. đồng/tháng
III. THÔNG TIN VỀ TÌNH
TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP HIỆN NAY
1. Công việc
chính: ………………………………………………………………
2. Thu nhập hiện nay:
……………………….. đồng/tháng.
Hiện nay, tôi chưa hưởng các
chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện
pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tôi đề nghị Ủy
ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh
toán qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản:
……. Số tài khoản: ………….. Ngân hàng: …………)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên
là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
....ngày ….
tháng .... năm 2021
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu
nhập chính cho người lao động
2. Trường hợp làm việc cho
hộ kinh doanh thì ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh
Mẫu số 14b
ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN……
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO
KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO ĐỘNG TỰ DO)
BỊ MẤT VIỆC LÀMDO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH
COVID-19
(Kèm
theo Kế hoạch số /KH-UBND
ngày tháng năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Kính
gửi: …………………………………………………
STT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng,
năm sinh
|
CMND/CCCD
|
Địa chỉ
(số nhà, tên đường,
khu phố/ấp)
|
Tình trạng
cư trú([1])
|
Điện thoại liên hệ
|
Công việc cụ
thể đang làm
|
Thu nhập của
tháng bị mất việc làm
|
Số tiền hỗ trợ
(đồng)
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
Số CMND/CCCD
|
Ngày cấp
(ngày tháng
năm)
|
Thường
trú
|
Tạm trú
(nếu có)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tổng số tiền hỗ trợ bằng chữ: …………………………………………….………….)./.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
.........., ngày ....... tháng ...... năm
2021
Ủy ban nhân dân Xã/Phường/Thị trấn…….
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
|
|
|
|
([1]) Đánh dấu (X) vào ô Thường
trú hoặc Tạm trú; trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công
an xác nhận.