Kế hoạch 5244/KH-UBND năm 2019 thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 5244/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2019
Ngày có hiệu lực 11/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hà Sỹ Đồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5244/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với các nội dung như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH QUẢNG TRỊ

Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH) trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ không an toàn và khó cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng khoảng 1m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn, sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%.[1]

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển.

Quảng Trị nằm ở ven biển miền Trung Việt Nam, được đánh giá là một trong những tỉnh chịu nhiu ảnh hưng của biến đi khí hậu và nước bin dâng. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của tỉnh Quảng Trị trước những biến đổi cực đoan của khí hậu, kết quả theo dõi và thống kê cho thấy trong thời gian 10 năm (từ năm 2008 đến năm 2017), đã có 16 cơn bão gây thiệt hại nặng và 33 cơn bão ảnh hưng tới Quảng Trị, 50 đợt lũ, 51 đợt lốc, mưa đá, sét... làm chết 53 người, gây bị thương 250 người và giá trị thiệt hại là 8.400,7 tỷ đồng[2]. BĐKH đã làm gia tăng các loại hình thiên tai tại địa phương, các vùng trũng thp, vùng trung du, miền núi như các huyện Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa chính là những nơi chịu ảnh hưng lớn nhất bởi các loại hình thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá và cháy rừng; các huyện ven biển như Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng là những khu vực thường xuyên bị hạn hán và xâm nhập mặn.

Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào giữa thế kỷ 21 (thời kỳ 2046-2065), nhiệt độ trung bình năm tỉnh Quảng Trị có khả năng tăng 1,4°C và tăng 1,9°C vào cuối thế kỷ 21 (thời kỳ 2080-2099) so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 theo kịch bản RCP4.5. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm tnh Quảng Trị có khả năng tăng 1,9°C vào giữa thế kỷ và tăng 3,3 °C vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở. Đối với lượng mưa, theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm trung bình có khả năng tăng so với thời kỳ cơ sở là 16,6% vào giữa thế kỷ và 20,1% vào cuối thế kỷ, theo kịch bản RCP8.5, mức độ tăng là 16,8% vào giữa thế kỷ và 16,4% vào cuối thế kỷ. Bên cạnh đó, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 2,61% diện tích của tỉnh Quảng Trị có nguy cơ bị ngập, trong đó các huyện có nguy cơ ngập cao nhất là Hải Lăng (9,03% diện tích) và Triệu Phong (7,26% diện tích).

Trên quy mô toàn cầu, đang dần hình thành các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (viết tắt là KNK) có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại, năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải KNK thấp nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao. Nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, không có lựa chọn phù hợp, hài hòa chính sách quốc gia với quốc tế thì không vượt qua được rào cản do chưa có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ đsản xut ra hàng hóa đủ điều kiện tham gia thị trường hàng hóa các-bon thấp. Đây cũng được xem là thách thức lớn cho Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng trong bi cảnh tỉnh đang định hướng phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp trong những năm tới. Các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm tăng lượng phát thải KNK trên địa bàn tỉnh. Những thách thức trên đòi hỏi tỉnh Quảng Trị phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản chỉ đạo cấp quốc gia

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010;

- Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị quyết s63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

- Nghị quyết s73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đi khí hậu;

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đi khí hậu;

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

- Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới;

- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2359/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;

- Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chng thiên tai;

[...]