ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 52/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 03 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
GIÁM
SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2014 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày
15/12/2009 của Chính phủ về giám sát đánh giá đầu tư; Thông tư 13/2010/TT-BKH
ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh
giá đầu tư; Thông tư số 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và Quyết định số
09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố Ban hành một số nội dung về
quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành
kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư năm 2014 của thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo
quy định của Chính phủ, nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ
thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát
triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước;
thông qua giám sát, đánh giá đầu tư giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm
thông tin và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện
đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều
chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây
thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư; đồng thời giúp các
cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc
độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư nền kinh tế, kịp thời điều chỉnh các các
chính sách về đầu tư và quy hoạch, kế hoạch đầu tư từng thời kỳ.
2. Yêu cầu:
Công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ, đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư; đảm bảo sự
thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.
- Phản ảnh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan
các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.
- Đề xuất, kiến nghị kịp thời, cụ thể và có tính khả
thi.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ:
1. Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư:
Các Sở, Ban, ngành Thành phố và UBND các Quận, Huyện,
Thị xã, Ban quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội và các đơn vị trực thuộc
UBND Thành phố thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư theo quy định tại
Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh
giá đầu tư; các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 13/2010/TT-BKH ngày
02/6/2010 quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và số 22/2010/TT-BKH
ngày 02/12/2010 quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; Quyết định
số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND Thành phố Ban hành một số nội dung về
quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện theo dõi, kiểm
tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong lĩnh vực, phạm vi quản lý và thực hiện tổng
hợp báo cáo theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của
Chính phủ; tiếp tục kiện toàn bộ máy thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu
tư đáp ứng yêu cầu, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về công tác
giám sát đánh giá đầu tư cho các cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư,
chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đối tượng liên quan. Tổ chức hệ thống cung
cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của Sở, ngành, địa
phương hoặc các dự án (đối với các Chủ đầu tư) do mình quản lý.
2. Giám sát đánh giá dự án đầu tư:
2.1. Đối với các dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước
trở lên:
a) Các đơn vị, Ban quản lý dự án trực thuộc UBND
Thành phố làm chủ đầu tư các dự án thực hiện:
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo trách
nhiệm của chủ đầu tư;
- Chịu sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá của UBND
Thành phố (trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư) theo trách nhiệm của người có thẩm
quyền quyết định đầu tư dự án và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
b) Giao các Sở, Ngành, UBND cấp huyện, Ban quản lý
khu công nghiệp và chế xuất thực hiện:
- Chỉ đạo các chủ đầu tư trực thuộc thực hiện theo
dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư theo trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư
do Sở và các đơn vị thuộc Sở làm chủ đầu tư theo trách nhiệm của người có thẩm
quyền quyết định đầu tư, cụ thể gồm: Xây dựng và quyết định ban hành kế hoạch
giám sát, đánh giá dự án đầu tư để triển khai thực hiện; theo dõi thường xuyên
đối với các dự án theo quy định; kiểm tra ít nhất 01 lần đối với các dự án có
thời gian thực hiện hơn 12 tháng; kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa
điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên.
- Phối hợp các Sở, Ngành, UBND quận (huyện, thị xã)
đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến
giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị
khi có yêu cầu của các Bộ, Ngành và Chủ đầu tư; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường giám sát việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo môi
trường đối với các dự án trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
- Tổng hợp, trình UBND Thành phố các kiến nghị với
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu
tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị để
giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu
tư.
2.2. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn
khác:
a) Đối với dự án do UBND Thành phố cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu
tư dự án của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điều 9 Nghị định
số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ.
b) Đối với dự án do Ban quản lý khu công nghiệp và
chế xuất cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất thực
hiện trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điều
9 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ.
c) Đối với các dự án Khu đô thị mới, Khu nhà ở
(không cấp giấy chứng nhận đầu tư), Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp giám
sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quyết định đầu tư trên cơ sở Quyết định chấp
thuận đầu tư Khu đô thị mới của UBND Thành phố, Văn bản chấp thuận đầu tư dự án
phát triển nhà ở theo thẩm quyền quy định (gồm cả dự án do cấp quận, huyện chấp
thuận).
2.3. Kiểm tra, đánh giá đột xuất các dự án:
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường và các Sở ngành liên quan rà soát, lập danh mục, thực hiện
kiểm tra các dự án có tiến độ chậm sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi
trong dự án đầu tư được duyệt (Giấy chứng nhận đầu tư; Văn bản chấp thuận của
UBND Thành phố đối với dự án khu đô thị mới, khu nhà ở), đề xuất biện pháp tháo
gỡ, xử lý khắc phục với từng trường hợp báo cáo UBND Thành phố theo Kế hoạch số
12/KH-UBND ngày 10/01/2014 của UBND Thành phố về kiểm tra việc chấp hành chính
sách pháp luật về đất đai tại các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm các cơ quan thực hiện kế hoạch:
1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh
giá đầu tư của Thành phố theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 15 của Nghị định
số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ, có nhiệm vụ cụ thể sau:
Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân thành phố về công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Ủy
ban nhân dân thành phố (bao gồm cả đầu tư của cấp huyện, xã); Tổng hợp giám
sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành
phố (bao gồm cả đầu tư của cấp huyện, xã);
Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp với các Sở, ngành
và quận (huyện, thị xã) liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án do Ủy
ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;
Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về công
tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư trong
phạm vi quản lý của Thành phố theo chế độ quy định.
Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố những khó
khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư, các dự án thuộc thẩm quyền quản
lý của Thành phố để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét,
giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án
thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố do các đơn vị,
Ban quản lý dự án trực thuộc Thành phố làm chủ đầu tư;
c) Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá
các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
d) Phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các vấn đề về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có
yêu cầu của Bộ, ngành và chủ đầu tư;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám
sát và đánh giá đầu tư khi Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu.
1.2. Các Sở của Ủy ban nhân dân thành phố:
Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc
lĩnh vực được giao quản lý của Sở, ngành theo phân cấp quản lý một số lĩnh vực
kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 và Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014
của Ủy ban nhân dân thành phố, có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể
đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án
do Sở, ngành và các đơn vị thuộc Sở, ngành làm chủ đầu tư;
c) Phối hợp theo kế hoạch với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định
đầu tư thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình;
d) Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo và giải quyết
các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị khi có yêu cầu của Bộ, ngành và chủ đầu tư;
đ) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến
nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt
động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của
đơn vị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu
quả đầu tư;
e) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể
đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do đơn vị quản lý và giám sát, đánh giá dự
án do Sở, ngành và các đơn vị thuộc Sở, ngành làm chủ đầu tư theo chế độ quy định.
f) Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm
tra, đánh giá các dự án do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cho phép đầu tư
dự án khu đô thị mới, chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở;
g) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám
sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo môi trường
các dự án trên địa bàn Thành phố.
1.3. Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội:
a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án
do Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng
nhận đầu tư;
b) Phối hợp theo kế hoạch với Sở Kế hoạch và đầu
tư, tổ chức đánh giá dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác;
c) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến
nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt
động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của
đơn vị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu
quả đầu tư;
d) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể
đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý do đơn vị quản lý và giám sát, đánh giá dự án thuộc
thẩm quyền quản lý của đơn vị theo chế độ quy định.
1.4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trực
thuộc Thành phố:
Chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát, đánh
giá đầu tư thuộc phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã, có nhiệm vụ cụ thể
sau:
a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể
đầu tư trong phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã;
b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án
do quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư
(bao gồm cả các dự án do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định đầu
tư);
c) Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá
các dự án phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chấp thuận
đầu tư;
d) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến
nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt
động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của quận
(huyện, thị xã) để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ
và hiệu quả đầu tư;
đ) Phối hợp các Sở, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân
thành phố chỉ đạo và giải quyết kịp thời các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có yêu cầu của Bộ
ngành, Chủ đầu tư;
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát
việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường
các dự án trên địa bàn của quận, huyện, thị xã;
e) Báo cáo công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu
tư trong phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã; giám sát, đánh giá dự án do
quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư theo
chế độ quy định.
1.5. Chủ đầu tư các dự án:
Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm trực tiếp tổ chức
thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định
số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ và thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định. Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu
trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối
với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Chế độ, thời hạn và biểu mẫu báo cáo: Thực hiện
theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính
phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Quyết định số
09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND Thành phố và quy định cụ thể như sau:
2.1. Chế độ báo cáo:
a) Định kỳ 6 tháng và năm, các Sở, ngành, Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thị xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về
giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý đồng gửi
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
b) Chủ đầu tư các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở
lên báo cáo tháng với người quyết định đầu tư; báo cáo quý, 6 tháng và năm với
cơ quan chủ quản đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo giám sát đầu tư khi điều
chỉnh dự án với người quyết định đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện giám sát,
đánh giá đầu tư thuộc cơ quan chủ quản của mình đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tự.
Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, ngoài việc gửi báo cáo giám
sát, đánh giá đến cơ quan đầu moi thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thuộc cơ
quan chủ quản của mình, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo quý, 6 tháng,
năm và báo cáo khi điều chỉnh dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Chủ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác: báo
cáo 6 tháng và năm với cơ quan đầu mối thực hiện giám sát đánh giá đầu tư thuộc
cơ quan chủ quản và Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đăng ký/thẩm tra cấp Giấy chứng
nhận đầu tư).
2.2. Thời hạn báo cáo định kỳ
a) Chủ đầu tư: gửi báo cáo tháng đến người quyết định
đầu tư trước ngày 05 của tháng tiếp theo; gửi báo cáo quý về giám sát, đánh giá
dự án đầu tư đến các cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thuộc
cơ quan chủ quản của mình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp (đối với dự án
quan trọng quốc gia và dự án nhóm A) trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo.
b) Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị
xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về giám sát, đánh giá tổng thể đầu
tư trong phạm vi ngành lĩnh vực quản lý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05
tháng 7 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và 05 tháng 01 năm sau (đối với báo
cáo năm) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trước ngày 20 tháng 7 hàng năm (đối với
báo cáo 6 tháng) và 20 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm); tổng hợp, báo
cáo đột xuất khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
3. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
Thực hiện quy định tại Điều 18 Nghị định số
113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; Thông tư số 22/2010/TT-BKH ngày
02/12/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về định mức chi phí giám sát,
đánh giá đầu tư, Thông tư của các Bộ, Ngành liên quan;
Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Kế
hoạch và Đầu tư tổng hợp danh mục, đề xuất báo cáo UBND Thành phố bố trí nguồn
vốn ngân sách Thành phố thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn lập dự toán và thanh quyết
toán chi phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo Kế hoạch.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành và các
đơn vị trực thuộc Thành phố, UBND các Quận (Huyện, Thị xã), Ban quản lý Khu
công nghiệp và Chế xuất chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các chủ đầu tư, Ban quản
lý dự án nghiêm túc thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định,
chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả triển khai, thực hiện
công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý; chịu trách nhiệm
về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc
không báo cáo theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng
mắc, phản ảnh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành
phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực: Thành Ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban KTNS-HĐNDTP;
- Các Sở, Ban, ngành trực thuộc Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các chủ đầu tư có dự án trong danh mục;
- CVP, PCVP, các phòng CV;
- Lưu VT, KH&ĐT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM
2014
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 52/KH-UBND ngày 11/03/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội)
Số TT
|
Tên dự án
|
Chủ đầu tư
|
Địa điểm
|
Cơ quan chủ trì
tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư
|
Nội dung giám
sát, đánh giá dự án đầu tư
|
I
|
Các dự án thuộc khối Văn Xã
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện:
- Kiểm tra, đánh
giá dự án đầu tư theo trách nhiệm của người quyết định đầu tư;
- Đánh giá đột xuất
trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài
dự kiến trong quá trình thực hiện dự án;
- Đánh giá tác động
trong trường hợp dự án đã hoàn thành theo trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư (đối với dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện).
|
1
|
Bệnh viện đa khoa Đức Giang
|
Sở Y tế
|
Long Biên
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
2
|
Xây dựng, cải tạo Trường Cán bộ Đội Lê Duẩn giai
đoạn 2.
|
Trường Lê Duẩn
|
Ba Đình
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
3
|
Trường trung cấp đa ngành Sóc Sơn
|
Sở Giáo dục Đào
tao
|
Sóc Sơn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
4
|
Dự án đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội
|
Sở Y tế
|
Quận Đống Đa
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
5
|
Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Trăm Gian
|
Sở VHTT&DL
|
Chương Mỹ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
II
|
Các dự án thuộc khối quận huyện
|
6
|
Cải tạo, nâng cấp đường từ chợ Vân Trì xã Vân Nội
đến đường sắt Bắc Hồng
|
UBND huyện Đông
Anh
|
Huyện Đông Anh
|
Sở Giao thông vận
tải
|
7
|
Trung tâm văn hóa thể thao huyện Mê Linh
|
UBND huyện Mê Linh
|
Huyện Mê Linh
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
8
|
Xây dựng điểm tập kết rác thải các xã huyện Thạch
Thất
|
UBND huyện Thạch
Thất
|
Huyện Thạch Thất
|
Sở Xây dựng
|
III
|
Các dự án thuộc khối Nông nghiệp
|
|
9
|
Cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối và kiên cố
hóa hệ thống kênh trạm bơm Hồng Vân
|
Công ty TNHH MTV
ĐTPT thủy lợi sông Nhuệ
|
Huyện Thường Tín
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện:
- Kiểm tra, đánh
giá dự án đầu tư theo trách nhiệm của người quyết định đầu tư;
- Đánh giá đột xuất
trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài
dự kiến trong quá trình thực hiện dự án;
- Đánh giá tác động
trong trường hợp dự án đã hoàn thành theo trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư (đối với dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện).
|
10
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cấn Hạ, huyện Quốc Oai
|
Công ty TNHH MTV
thủy lợi sông Tích
|
Huyện Quốc Oai
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
11
|
Xây dựng đường hành lang chân đê tả Hồng, huyện
Đông Anh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Huyện Đông Anh
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
12
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới, tiêu Hòa Lạc
|
Công ty TNHH MTV
ĐTPT thủy lợi Sông Đáy
|
Huyện Mỹ Đức
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
13
|
Nạo vét, cứng hóa bờ kênh Tân Phương kết hợp giao
thông huyện Ứng Hòa
|
UBND huyện Ứng Hòa
|
Huyện Ứng Hòa
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
14
|
Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T5, huyện Hoài Đức
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Huyện Hoài Đức
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
15
|
Cải tạo, nâng cấp kênh tưới hồ Tân Xã huyện Thạch
Thất
|
UBND huyện Thạch
Thất
|
Huyện Thạch Thất
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
16
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Đào Xá
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Huyện Phú Xuyên
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
17
|
Mở rộng, nâng cấp đê Hữu Hồng đoạn từ K30+850 đến
K34+100 xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Huyện Phúc Thọ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
IV
|
Các dự án thuộc khối Tổng hợp
|
|
18
|
Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội
|
Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Quận Tây Hồ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Cơ quan chủ trì
thực hiện:
- Kiểm tra, đánh
giá dự án đầu tư theo trách nhiệm của người quyết định đầu tư;
- Đánh giá đột xuất
trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài
dự kiến trong quá trình thực hiện dự án;
- Đánh giá tác động
trong trường hợp dự án đã hoàn thành theo trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư (đối với dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện).
|
19
|
Đầu tư trang thiết bị PCCC, CHCN và cơ sở vật chất
cho 10 phòng Cảnh sát PCCC hiện có
|
Sở Cảnh sát PCCC
|
Thành phố Hà Nội
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
V
|
Các dự án thuộc khối hợp tác và tài trợ Quốc tế
|
20
|
Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (tiểu dự
án Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Bưởi)
|
Sở Giao thông Vận
Tải
|
Quận Tây Hồ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
VI
|
Các dự án thuộc khối Hạ tầng đô thị
|
21
|
Xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Nguyễn Chí
Thanh - đường Kim Mã (nút Daewoo)
|
Sở Giao thông Vận
Tải
|
Quận Ba Đình
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
22
|
Xây dựng đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (đoạn
La Thành - Thái Hà - Láng)
|
Sở Giao thông Vận
Tải
|
Quận Đống Đa
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
23
|
Xây dựng câu Quảng Tái tại Km6+585 trên đường tỉnh
428 (đường 75 cũ), huyện Ứng Hòa
|
Sở Giao thông Vận
Tải
|
Huyện Ứng Hòa
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
24
|
Xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường 23B -
Giai đoạn I (Hà Nội - nghĩa trang Thanh Tước)
|
Sở Giao thông Vận
Tải
|
Huyện Mê Linh
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
25
|
Xây dựng đường tỉnh 421B (ĐT 81 cũ) đoạn Thạch
Thán đến Xuân Mai (Km 5+196 - Km 17) ;
|
UBND huyện Quốc
Oai
|
Huyện Quốc Oai,
Chương Mỹ
|
Sở Giao thông vận
tải
|
26
|
Xây dựng HTKT khu TĐC Đồng Dinh cây gạo, thị xã
Sơn Tây
|
UBND thị xã Sơn
Tây
|
Thị xã Sơn Tây
|
Sở Xây dựng
|