Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2017 điều tra xã hội học, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2017
Ngày có hiệu lực 02/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 02 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC, PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN, HUYỆN

Thực hiện Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước thành phố năm 2017; Quyết định số 219/QĐ-UBND, ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc điều chỉnh Bộ chsố cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tchức việc điều tra xã hội học, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Điều tra xã hội học nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin đánh giá về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện từ các tổ chức, cá nhân có liên quan phục vụ việc xác định chỉ số CCHC năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đảm bảo thực chất, khách quan;

- Điều tra xã hội học đảm bảo đúng đối tượng, phương pháp, thời gian và phù hợp với điều kiện thực tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng và nội dung lấy ý kiến gồm:

a) Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện;

b) Đại diện Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành; y ban nhân dân các quận, huyện;

c) Lãnh đạo các Sở, ban, ngành: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 ca Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đánh giá chéo đối với công tác CCHC của các Sở, ban, ngành;

d) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Ủy viên Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện: cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành;

đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: cho ý kiến đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện của mình.

e) Tổ chức, doanh nghiệp và công dân: Cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

2. Mu phiếu:

- Phiếu xin ý kiến đối với đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố: Mu số 01, Mu số 02;

- Phiếu xin ý kiến đối với lãnh đạo các S, ban, ngành gồm: Mu số 3A, Mu số 3B;

- Phiếu xin ý kiến đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân; Ủy viên Ủy ban nhân dân quận, huyện: Mu số 4;

- Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: Mu số 5;

- Phiếu xin ý kiến đối với đại diện tổ chức, doanh nghiệp và công dân: Mu số 6.

3. Số lượng phiếu điều tra:

TT

Đối tượng

Số lượng người trả li phiếu

Số phiếu điều tra

Ghi chú

1.

Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố: Đánh giá công tác CCHC đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

69

138

02 phiếu/người

2.

Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố (04 người/đơn vị): Đánh giá công tác CCHC đối với các S, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

24

48

02 phiếu/người

3.

Lãnh đạo các Sở, ban, ngành 04 người/đơn vị (Giám đốc và 03 Phó Giám đc và tương đương); Đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đánh giá chéo đối với công tác CCHC của các Sở, ban, ngành.

76

152

02 phiếu/người

4.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 03 người/đơn vị (Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch), Ủy viên Ủy ban nhân dân quận, huyện (10 người/đơn vị), Thường trực Hội đồng nhân dân quận, huyện (05 người/đơn vị): Đánh giá công tác CCHC đối với các Sở, ban, ngành.

252

252

01 phiếu/người

5.

Đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện (524 người); đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội các quận, huyện (02 người/đơn vị: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và tương đương): Đánh giá công tác CCHC đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

692

692

01 phiếu/người

6.

Ngưi dân, doanh nghiệp

 

 

 

6.1

Đối với các quận, huyện:

- Ngưi dân: Đánh giá công tác CCHC các quận, huyện: Mỗi quận, huyện lựa chọn 03 xã, phường, thị trấn ở 03 mức kinh tế phát triển cao, trung bình, thấp của quận, huyện. Mỗi xã, phường, thị trấn lấy ý kiến của 30 người là (Bí thư, Phó Bí thư chi bộ; Trưởng, phó thôn; Tổ trưởng, Phó tổ trưởng Tổ dân phố; đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cử tri tại thôn, tổ dân phố: 14 quận, huyện x 03 xã, phường, thị trấn = 42 xã, phường, thị trấn x 30 phiếu = 1.260 phiếu;

1.260

1.260

01 phiếu/người

- Doanh nghiệp: Đánh giá công tác CCHC của Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 01 quận, huyện lấy ý kiến đánh giá của 10 doanh nghiệp trên địa bàn: 14 quận, huyện x 10 doanh nghiệp/đơn vị = 140 phiếu.

140

140

6.2

Các Sở, ban, ngành: Tổ chức lấy ý kiến của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; lấy ý kiến của người dân đối với thủ tục hành chính liên quan đến người dân (30 doanh nghiệp và người dân/đơn vị x 19 sở, ngành = 570 phiếu).

570

570

01 phiếu/người

TNG CỘNG

3.083

3.252

 

4. Phương pháp điều tra, tổng hp thông tin

4.1. Phương pháp điều tra:

- Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố; Lãnh đạo các sở, ban, ngành: Sở Nội vụ gửi phiếu điều tra kèm Công văn đề nghị phối hợp trả lời phiếu.

- Đối với Lãnh đạo các quận, huyện; Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện; Đại biểu Hội đồng nhân dân các quận, huyện; đại diện Mặt trận Tổ quốc và đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội quận, huyện: Sở Nội vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện trực tiếp xin ý kiến vào Phiếu khảo sát.

- Đối với người dân và doanh nghiệp do quận, huyện điều tra: Công chức thực hiện nhiệm vụ điều tra xã hội học của quận, huyện phối hợp với chính quyền địa phương xã, phường mời 30 người đúng thành phần nêu trên và 10 đại diện doanh nghiệp tập trung tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã, phường để quán triệt mục đích, ý nghĩa ca cuộc điều tra, hướng dẫn các nội dung, yêu cầu đối với người trả lời phiếu điều tra khi điền các thông tin và trả lời nội dung câu hi trên phiếu.

- Đối với người dân và doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành: Sở Nội vụ chtrì thực hiện.

[...]