Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2024 truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024-2030, định hướng đến năm 2045

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2024
Ngày có hiệu lực 13/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quyết định số 440/QĐ-BVHTTDL ngày 02/03/2023 về việc phê duyệt Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển Du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh về quảng bá xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2022-2025,

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024- 2030, định hướng đến năm 2045 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình là điểm đến du lịch hấp dẫn thông qua việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu ngay bên trong điểm đến, kết hợp với công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế, tài nguyên, con người, văn hóa lịch sử, sản phẩm dịch vụ du lịch và các chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát đầu tư hình thành sản phẩm du lịch có chất lượng cao, góp phần xây dựng, định vị, lan tỏa hình ảnh thương hiệu du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam, khu vực và quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và người dân về mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình. Sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch một cách đồng bộ, nhất quán để tuyên truyền, quảng bá du lịch trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

- Hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch phải được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và cộng đồng địa phương. Mục tiêu cần bám sát nội dung các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch của Trung ương và của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực cho các chương trình, dự án xúc tiến, tuyên truyền phát triển du lịch một cách bài bản, thống nhất.

- Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, đẩy mạnh chuyển đổi số, các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá, xúc tiến, phát triển thương hiệu điểm đến du lịch trong giai đoạn mới. Chương trình truyền thông thương hiệu điểm đến du lịch phải lựa chọn kỹ nội dung, hình thức và đối tượng tuyên truyền. Các nội dung, giải pháp triển khai thực hiện phải bảo đảm tính khả thi và điều kiện phát triển du lịch của địa phương, doanh nghiệp. Qua đó làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến, truyền thông, quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch hàng năm.

- Tổ chức hoạt động truyền thông phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh nói chung và hoạt động quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch của doanh nghiệp nói riêng.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các tổ chức, đơn vị liên quan và huy động sự tham gia tích cực, tự giác của cộng đồng địa phương; gắn xúc tiến, quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch với xúc tiến thương mại, đầu tư, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NINH BÌNH

1. Xác định bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình

1.1 Biểu trưng và tiêu đề du lịch Ninh Bình (Logo và Slogan)

Biểu trưng và Tiêu đề du lịch Ninh Bình được xác định như sau (thực hiện tại Đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình):

+ Biểu trưng (logo)

+ Tiêu đề (Slogan):

Tiếng Việt: “Ninh Bình- Tuyệt sắc miền cố đô”.

Tiếng Anh: “Ninh Binh – The Magnificent Ancient Capital”

- Nội dung thông điệp (ý nghĩa của Logo và Slogan): Làm nổi bật giá trị cốt lõi của thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình gắn với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, bản sắc văn hóa của vùng đất Cố Đô, cảnh quan tươi đẹp, con người nồng hậu, ẩm thực đặc sắc cùng với giá trị nổi bật của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, kết nối với yếu tố cảm xúc, tinh thần của khách du lịch, đem lại các trải nghiệm du lịch độc đáo, chân thực.

[...]