Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2013 Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình thực hiện trong năm 2013, 2014

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 30/09/2013
Ngày có hiệu lực 30/09/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Xuyên
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Thái Bình, ngày 30 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2013-2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH THỰC HIỆN TRONG NĂM 2013, 2014

Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh thực hiện trong năm 2013, 2014 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, học sinh, sinh viên và nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm hay xảy ra vi phạm pháp luật;

- Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra;

- Xây dựng được mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các địa bàn trọng điểm có nhiều vi phạm pháp luật theo từng lĩnh vực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

2. Yêu cầu:

Các hoạt động đề ra phải bám sát với nội dung của Đề án và thực tiễn của địa phương; đảm bảo Đề án được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, khả thi, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có.

Các biện pháp thực hiện Đề án phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, đề án khác đã và đang triển khai tại địa bàn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án tại các địa bàn trọng điểm

- Xây dựng kế hoạch, phiếu khảo sát, xác định hình thức khảo sát và tổ chức khảo sát về nhu cầu tìm hiểu pháp luật tại các địa bàn;

- Xác định đối tượng, nội dung, hình thức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp ở từng địa bàn trọng điểm.

Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.

2. Tổ chức hội nghị tập huấn; tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở cho cán bộ chính quyền, đoàn thể và đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở các địa bàn trọng điểm;

- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, tham khảo kinh nghiệm giữa các cán bộ chính quyền, đoàn thể trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật ở địa bàn trọng điểm nói riêng và nhân dân nói chung;

- Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở những xã, phường, thị trấn trọng điểm vào trong các cuộc họp chi bộ, cuộc họp tại thôn, tổ dân phố khu dân cư tại cơ sở.

3. Xây dựng và cấp phát tài liệu nghiệp vụ phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Biên soạn, in ấn tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật về các lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, môi trường, hình sự, ma túy, HIV/AIDS, giao thông, xây dựng nông thôn mới… phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, cấp phát cho cán bộ, nhân dân và các đối tượng vi phạm pháp luật; biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền pháp luật, tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở;

- Hỗ trợ, cung cấp đề cương, tài liệu, sách pháp luật cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tủ sách pháp luật tại các địa bàn trọng điểm.

4. Thực hiện chỉ đạo điểm về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm

- Phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, môi trường, hình sự, ma túy, tội phạm, HIV/AIDS; tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông; xây dựng nông thôn mới… hạn chế vi phạm pháp luật tại các địa bàn trọng điểm có nhiều vi phạm pháp luật gồm: Phương Kỳ Bá; xã Tân Bình (Thành phố Thái Bình); thị trấn Hưng Nhân; xã Tân Hòa (huyện Hưng Hà); thị trấn An Bài; xã Quỳnh Hồng (huyện Quỳnh Phụ); xã Tân Lập (huyện Vũ Thư); xã Vũ Ninh; Vũ Tây (huyện Kiến Xương);

- Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn trọng điểm; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động của các nhóm đồng đẳng, tình nguyện viên trong cộng đồng; thiết lập đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư;

- Xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật và các hình thức Câu lạc bộ khác tại địa bàn trọng điểm như: Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, học sinh, sinh viên với pháp luật… thông qua đó đẩy mạnh các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân;

- Tổ chức ra quân hưởng ứng các Chiến dịch, Tuần lễ pháp luật, Ngày pháp luật, Tháng hành động, phong trào ra quân thực hiện pháp luật…;

[...]